(tiền mặt) để làm của hồi môn. Gia đình Nguyễn Thị Hữu Lan giàu hơn cả
Bảo Đại. Trong đời làm vua của Hoàng đế Bảo Đại, ông xài tiền của vợ
nhiều hơn tiền của hoàng gia. Cô Mariette Jeannelte Nguyễn Thị Hữu Lan
sinh ngày 4-12-1914 tại Cầu Kho, Sài gòn. Lúc nhỏ, cô Lan được gia đình
gởi theo học trường nhà dòng dành riêng cho các gia đình Công giáo quý
phái tại Sài gòn. Năm 17 tuổi (1926), cô Lan qua Pháp du học tại trường
Couvent des Oiseaux. Năm 1932, cô Lan tốt nghiệp Tú tài toàn phần và có
ý định trở về Việt nam nghỉ hè, trước khi trở qua học tiếp đại học Luật
khoa. Trong dịp này, cô Lan gặp gỡ vị Hoàng đế trẻ tuổi, đẹp trai Bảo Đại.
Ngày 6-2-1934, năm Bảo Đại thứ 9, lễ cưới cô Nguyễn Thị Hữu Lan diễn
ra tại điện Kiến Trung ở Huế, và lễ tấn phong Hoàng hậu diễn ra tại điện
Dưỡng Tâm. “Nam Phương” mỹ danh hoàng hậu có nghĩa là “hương thơm
từ phía Nam” do Phạm Quỳnh đặt ra. Bà Nam Phương là một phụ nữ xinh
đẹp, có gương mặt phúc hậu, mắt phượng, nhỏ, nhưng thuộc hạng quý phái,
tính tình bình dân. Trước khi nhận làm vợ của Hoàng đế Bảo Đại, bà có một
yêu cầu “Khi về nhà chồng bà sẽ giúp chồng cai trị việc nước như một
người cố vấn thân cận”.
Lần lượt Nam Phương Hoàng hậu đã hạ sinh:
- Ngày 10-12-1936 bà hạ sinh hoàng tử Bảo Long. Triều đình bắn mấy
phát súng đại bác để chào mừng.
- Ngày 1-5-1937, công chúa Phương Mai chào đời.
- Ngày 3-11-1938, công chúa Phương Dung chào đời.
- Ngày 5-2-1942, công chúa Phương Liên chào đời.
Năm 1934, bà Nam Phương cùng 3 con (chưa sinh Phương Liên) tháp
tùng Hoàng đế Bảo Đại qua thăm nước Pháp. Nhân dịp này bà có ghé La
Mã và được Đức Giáo Hoàng tiếp kiến (Lúc đó là Giáo Hoàng Le Pape).
Hàng năm, triều đình đều có cử hành lễ sinh nhựt của bà Nam Phương gọi
là “Lễ Trường Hỷ”. Hơn một thập niên sau ngày cưới, gia đình Hoàng đế
Bảo Đại sống rất hạnh phúc.