Gò Công: Quê vợ của hoàng đế Bảo Đại
Miền Nam là nơi phát sinh 3 bà hoàng hậu triều Nguyễn: Bà Hồ Thị Hoa,
vợ vua Minh Mạng, được truy phong Thuận Đức Nhân Hoàng hậu, là người
quê tại Thủ Đức.
- Bà Từ Dụ Phạm Thị Hoàng, vợ vua Thiệu Trị.
- Bà Nguyễn Thị Hữu Lan tức Nam Phương hoàng hậu (hương thơm từ
phía Nam), vợ vua Bảo Đại.
Nam Phương Hoàng hậu là con gái thứ của ông bà Nguyễn Hữu Hào,
người quê quán tại Gò Công. Ông Hào sinh trong một gia đình đại điền chủ,
có đạo Công giáo, từng du học bên Pháp, đậu Tú tài toàn phần. Sinh thời,
ruộng đất của gia đình ông Hào rải rác khắp các tỉnh Nam Kỳ. Tại quận
Long Mỹ (1928) thuộc tỉnh Rạch Giá, sau sáp nhập vào tỉnh Cần Thơ, có
1000 mẫu ruộng thuộc gia đình Nguyễn Hữu Hào, vì thế ông chọn địa danh
“Long Mỹ” làm tước phong cho mình: Long Mỹ Quận công. Bà Nguyễn
Hữu Hào tên thật là Lê Thị Bính, con gái thứ của ông Huyện Sĩ Lê Phát Đạt
và bà Huỳnh Thị Tài, chào đời tại Tân An, khi ông Huyện Sĩ làm thông
ngôn tại đây. Bà Lê Thị Bính cũng là một đại điền chủ cùng với các anh
như Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân… làm chủ nhiều đất đai
thuộc quận Đức Hoà, Đức Huệ, và một phần lớn đất ruộng nay thuộc Đồng
Tháp Mười. Ông Huyện Sĩ cũng là Hội đồng quản hạt Nam Kỳ từ năm
1880. Theo dư luận của người địa phương, ngôi nhà lầu đồ sộ của ông
Huyện Sĩ tại Tân An (nằm gần ngã ba sông Tân An và Bảo Định) cất trên
thế đất hàm rồng, do đó gia đình ông Huyện Sĩ giàu có lớn và danh vọng
nhiều đời. Trưởng nam ông Huyện Sĩ là ông Lê Phái An, có tên Tây là
Denis Lê Phát An, là một đại quý tộc đúng nghĩa. Lê Phát An được Hoàng
đế Bảo Đại phong lược An Định Vương, tước hiệu cao quý nhứt của triều
đình và chỉ phong cho một người duy nhứt ở Nam Kỳ thuộc hàng dân giã.
Lê Phát An là cậu ruột của Nam Phương Hoàng hậu.
Năm 1934, nhân dịp gả cháu gái của mình về làm Hoàng hậu ở Huế, Lê
Phái An có tặng cho cô Nguyễn Thị Hữu Lan một số tiền là một triệu đồng