Vài nhân vật cận đại tiêu biểu của Gò Công
Gò Công là một tỉnh nhỏ nhưng rất quan trọng về phương diện lịch sử và
văn hoá. Gò Công góp phần phát triển một nền văn hoá đặc thù của đồng
bằng sông Cửu Long.
Nói về những nhân vật cận đại, ngoài những ông Phủ, ông Huyện, Cai
tổng, chúng tôi xin kể thêm vài nhân vật rất ít được sách báo miền Nam
nhắc tới vì thiếu tài liệu: Đó là Đức giám mục Nguyễn Bá Tòng, cố Luật sư
Vương Quang Nhường, nhà văn Lê Sum tự Trường Mậu, nhà báo Viên
Hoành Hồ Văn Hiến… Ông Phủ hàm Khiêm (Huỳnh Văn Khiêm) một
trong những dại điền chủ ở Gò Công, là người có óc thi phú, từng ăn chơi
lịch lãm (đá gà) và cũng là Mạnh Thường Quân, lấy nghĩa đãi bạn. Ông
Huyện Đậu, một nhà giàu khác, sui gia (?) với ông Đốc phủ Lê Công Sủng,
thân phụ công tử Phước Georges, cũng là một gia đình giàu lớn. Ông Huyện
Huỳnh Đình Nguồn là người có tâm hồn khoáng đạt, thích làm tho bày tỏ
tâm trạng trước thời cuộc… Thơ ông bộc lộ tâm tình, rõ rệt nhứt là tình yêu
tổ quốc. Huỳnh Đình Nguồn là bạn của các ông Trương Duy Toàn (nhà báo,
soạn giả, nhà cách mạng quê tại Vũng Liêm), Đặng Thúc Liên… Bài thơ
“Ngựa sút chuồng bị bắt phạt” cũng nói lên tâm trạng đó:
Một mai chôn cũ dù day vó,
Đường cọp về non mặc dọc ngang…
Đất Gò Công có một dòng họ nhiều thế hệ, còn lần rát; đó là gia đình ông
Huyện Hiểu. Theo dân cố cựu đất Gò Công kể lại nếu đi đường thuỷ từ Gò
Công qua Mỹ Tho, phải qua rạch Gò Công, Vàm Giồng rồi tới Vàm Kỳ
Hôn để qua Mỹ Tho. Rạch Gò Công lúc đó còn hẹp, cạn, ghe lớn phải đợi
con nước đầy mới đi lại dễ dàng… Từ Gò Công đến ụ giữa là nửa độ
đường, ghe xuồng chèo tới đây phải đậu nghỉ, đợi sáng hôm sau đi tiếp.
Vùng này hồi trước thường xảy ra nhiều đám cướp. Họ chân các ghe
thường hồ, ghe buôn qua lại lấy tiền, sang hàng hoá rồi chèo đi mất dạng.
Gần ụ giữa, có một ngôi nhà đồ sộ, hai từng, trên gác cao có tấm hoành
phi đề mấy chữ: “Ngũ đại đồng xương” (Năm đời xương thịnh). Tò mò