khách qua lại ven sông đều trầm trồ ngôi nhà lầu đồ sộ ấy. Dò hỏi thăm,
ngôi nhà lớn ấy thì được biết: Đây là nhà ông Huyện Hiểu, một danh gia
vọng tộc nhiều đòi đến nay các con cháu đều giàu có (trước khi cộng sản
chiếm miền Nam), làm nên sự nghiệp, học hành thành tài. Cũng theo lời kể
của dân địa phương: “Ông Huyện Hiểu là người sống ở quê vợ, mà lúc đó
thành kiến xã hội rất khắc khe với hạng người ấy:
“Thực lộc chi thể” như cá trê ăn… c.
Cha vợ là ông Hồng Huê, một người có biệt nhãn với ông Hiểu, gả con
gái bắt rể vì không có con trai nối dõi. Thay vì sẵn của ăn xài hoang phí,
ông Hiểu biết cách tiện cặn làm ăn, khiến cho sự nghiệp cha vợ để lại, mỗi
ngày phát triển thêm. Lúc hàn vi, ông Hiểu cũng lận đận như bao nhiêu
thanh niên nghèo khác. Vốn liếng kiến thức chỉ có chữ Nho và biết sơ sài
chữ Quốc ngữ, chữ Pháp, nhưng nhờ tính tình tháo vát, cần kiệm, được lòng
tin cậy của nhiều người. Nhờ đó, ông nối tiếp ông Hồng Huệ tạo sự nghiệp
thêm lớn mạnh bằng cách mua thêm đất ruộng và cho các con ăn học. Giàu
lớn rồi, ông mua chức Huyện hàm như nhiều đại điền chủ trong Nam. Mỗi
lần đi xóm, đi đám tiệc, cầm ba-ton ra đường gặp dân chúng, họ khúm núm:
- Bẩm ông Huyện!
Thời đó, nhiều nhà giàu có lòng nhân, thường làm phúc, bố thí, cứu giúp
đồng bào nghèo. “Không hề giàu có đều là trọc phú bất nhân, còn kẻ khố
rách áo ôm đều là những kẻ đáng lưu trọng” như thành kiến của cộng sản.
Cũng không phải tất cả hạng nhà giàu đều là bọn cường hào ác bá. Giai cấp
nào cũng có kẻ tốt người xấu.
Khi ông Hồng Huê chết, đám ma được tổ chức cả tháng. Hàng ngày đều
có thực khách và người ăn mày từ các tỉnh lân cận đến lạy, khóc và ăn cỗ no
nê. Đó cũng là cách gia chủ bố thí, làm phúc cho linh hồn người chết được
siêu thoát. Theo truyền thống, người Việt ít chuộng các hoạt động thương
mại. Khi Pháp mới tới Việt nam, mọi nguồn lợi kinh tế đều nằm trong tay
các tiểu thương người Tàu gốc Triều Châu. Họ là con cháu Dương Ngạn
Địch.