Tám đem triển lãm lại Kích Mếch “vườn Bồ- rô” cho công chúng thưởng
ngoạn!
Có hai biến cố đáng ghi nhớ cho dân chúng Gò Công và dòng dõi ngoại
thích các vua: Đó là vào năm 1942, do lời mời của Toàn quyền Đông
Dương, Hoàng đế Bảo Đại, Hoàng hậu Nam Phương có ngoạn du Sài gòn,
xuống thăm Gò Công. Mấy tuần sau, nhà vua sang thăm xứ Chùa Tháp theo
lời mời của Quốc vương Căm Bốt. Sau đó Hoàng đế, Hoàng hậu đi thăm
Đế Thiên, Đế Thích, rồi trở về qua ngả Hạ Lào.
Khi hồi hương, cựu Hoàng Thành Thái có đến viếng Gò Công và được
quý tộc họ Phạm, họ Nguyễn tiếp đón trọng thể. Dịp này các lăng miếu thờ
được trùng tu, quét dọn để cựu Hoàng Thành Thái đến viếng.
Đức Giám Mục Nguyễn Bá Tòng (1868-1949) ở Sài gòn, kể từ thập niên
1960 trở đi, không ai là không biết hay nghe nhắc tới trường Trung học
Nguyễn Bá Tòng, Chợ Đũi. Đó là một ngôi trường lớn, khang trang, bề thế,
được học sinh và phụ huynh tín nhiệm. Nguyễn Bá Tòng là người Gò Công,
chào đời năm 1868 trong một gia đình Công giáo nghèo. Lúc nhỏ, cậu bé
Nguyễn Bá Tòng được các cố đạo dạy dỗ trong các trường nhà dòng, rồi
đưa thẳng vào liều chủng viện Sài gòn.
Năm 1896, Ngài được phong Linh mục, và được bổ làm thơ ký tại Toà
giám mục Sài gòn đến năm 1916. Sau đó, cha Nguyễn Bá Tòng được đổi ra
cai quản họ đạo Bà Rịa, rồi trở về Tân Định. Trong thời gian cai quản họ
đạo Tân Định, nhiều công trình phúc lợi của đạo và đời do Ngài thực hiện,
được dân chúng địa phương nhớ ơn. Ngoài công việc chánh là dẫn dắt con
chiên, cha Nguyễn Bá Tòng còn hoạt động trong lãnh vực văn hoá, xã hội:
Coi nhà in, giúp đỡ người nghèo, trẻ em mồ côi. Năm 1932, Ngài qua La
Mã thọ phong giám mục, rồi hồi hương, ra Phát Diệm làm phụ tá cho giám
mục Pháp Marcou.
Khi thế chiến thứ hai sắp bùng nổ, Toàn quyền Decoux nhân danh “chánh
phủ Pháp tặng cho Ngài “Bắc đẩu bội tinh” để lôi kéo người Công giáo
trung thành với Pháp, nhưng Ngài cương quyết xin hồi hưu. Năm đó
(1944), Ngài đã 76 buổi. Giám mục Nguyễn Bá Tòng mất năm 1949, thọ 81