vũ trường Maxim, ông Hoàng Kim Lân đứng lên giữa sân khấu tuyên bố:
“Hôm nay là ngày sinh nhựt của tôi. Tôi xin đãi tất cả quý vị có mặt hôm
nay. Quý vị tha hồ ăn uống bất cứ món gì mà không phải trả tiền”. Tiếp theo
sau đó, rượu sâm banh chảy ra như suối và khách ăn chơi vỗ tay như sấm!
Năm 1996, khi hay tin bịp của nhà nước cộng sản sẽ trả lại tài sản cho
những khổ chủ đã bị tịch thu hồi mới “giải phóng”, thì ông Hoàng Kim Lân
về Việt nam để xin lại.
Sau nhiều lân chỉ dẫn, ông đến Hà Nội, thuê khách sạn để nằm chờ. Cán
bộ chỉ hứa hẹn dây dưa. Sau đó, người ta nghe tin ông ông Hoàng Kim Lân
bị bịnh, đột ngột từ trần, sau khi được nhà nước “ưu ái” đưa vào bịnh viện.
Thi hài ông được họ chôn cất tử tế. Sau đó nghe đồn rằng gia đình ông ở hải
ngoại, nhận được giấy đòi tiền sở phí về cái đám ma ấy lên tới mấy chục
ngàn đô la?
Trở lại ông La Thành Nghệ, là người chỉ giao thiệp với hạng nhà giàu và
thượng lưu trí thức ở Sài gòn. Tuy sống trên đống vàng, nhưng ông không
phung phí tiền bạc để mang tai tiếng như nhiều người khác. Năm 1967, La
Thành Nghệ ra ứng cử Nghị sĩ Quốc Hội, chung liên danh “Bạch Tượng”
của Dược sĩ Trần Văn Lắm và đắc cử. Ông Trần Văn Lắm có lúc làm Phó
chủ tịch Thượng Viện và Tổng trưởng Ngoại Giao dưới thời Tổng thống
Nguyễn Văn Thiệu.
Tuy nhiên, danh nghĩa Nghị sĩ Quốc Hội chỉ để trang trí cho La Thành
Nghệ hơn là nghề hái ra liền như viện bào chế La Thành của ông. Do đó,
trong thời gian tham chính, dư luận hay báo chí không nghe ông tuyên bố
hay có hành động chính trị nào tỏ ra tham quyền cố vị… Ông cũng tránh xa
các áp-phe làm ăn của các ông tai to mặt bự khác.
Ông bà ta thượng nói: “Nhứt nghệ tinh nhứt thân vinh”. Trong giới bình
dân, người trong gia đình cũng hay dặn cho cháu: “Sành một nghề sung
sướng một đời”. Cả hai câu đều ngụ ý khuyên con người ở đời chớ khinh
hay trọng một nghề nào hơn nghề nào. Nghề nào cũng cao quý. Nếu giỏi
một nghề chắc chắn được ấm no, sung sướng.