NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 157

Trước khi miền Nam thất thủ vào tay cộng sản, những ai có dịp đi qua

đường Tự Do, sau này Việt cộng đổi lại “Đồng Khởi” chắc đã thấy
Laboratoire La Thành, nằm giữa hai nhà hàng La Pagode và rạp Eden.

Ít có ai nghĩ rằng với một thứ sản phẩm tầm thường, rẻ tiền như thuốc đỏ

mà làm nên sự nghiệp kếch xù của La Thành Nghệ. Thuốc đỏ, tiếng Pháp
gọi là Mercure crome, một thứ dung dịch màu đỏ, dùng bôi lên các vết
thương nhẹ để sát trùng. Sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình
hình an ninh mỗi ngày một xấu thêm. Cộng sản gia tăng phá hoại. Họ mở
nhiều đợt tấn công lớn. Họ pháo kích bừa bãi vào các khu đông dân, hoặc
đặt mìn trên các trục lộ, làm tử thương và bị thương rất nhiều thường dân
mỗi ngày. Trước tình hình chiến sự leo thang, nhu cầu sử dụng thuốc đỏ và
trụ sinh lên cao.

Thời đó, thuốc đỏ do dược phòng Laboratoire La Thành sản xuất, được

sử dụng trong các bịnh viện, các quân y viện, các bịnh viện dã chiến, các
trung tâm y tế, các đơn vị quân y… và rất được dân chúng từ thành thị tới
thôn quê ưa chuộng vì nó rẻ và hiệu nghiệm.

Một nhân vật tiếng tăm khác của Sài gòn hồi nửa thế kỷ trước, mà các vị

cao niên thường nhắc lại, đó là ông Huyện hàm Nguyễn Văn Của, thân phụ
của Trung tướng Nguyễn Văn Xuân. Ông Nguyễn Văn Của xuất thân từ
cảnh hàn vi. Theo cụ Vương Hồng Sển thì “thuở nhỏ tân cần khổ sở”, tôi
được nghe nhiều người kể lại rằng: “Lúc ấu thơ, cậu bé Nguyễn Văn Của
phải xách đến ông theo chị đi bán rong đêm khuya mới đủ sống, cơ cực vô
ngần”. Thế mà mấy chục năm sau, ai ai cũng biết danh ông. Một điểm đặc
sắc là cho đến ngày tỵ trần, ông chỉ làm “Ông huyện Của” (tước hàm) và
đào tạo rất nhiều Phủ và Đốc phủ danh dự”. Ông Huyện Của cũng là người
biết kinh doanh, và về sau trở thành một trong những người giàu có ở đất
Sài gòn. Ông Huyện Của từng hùn vốn với nhà quý tộc Lê Phát An lập nhà
in. Ông Lê Phát An được Bảo Đại phong tước An Định Vương, là tước hiệu
cao quý nhứt đã phong cho một người Nam Kỳ. (Theo ông Nguyễn Văn
Vực) Cuộc đời ông An Định Vương Lê Phát An, chúng tôi có viết lại trong
các sách Nam Kỳ Lục Tinh, sách “Các Nhà Giàu Xưa ở Nam Kỳ”. Ông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.