NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 155

xin lại bị bác vì trình độ cậu quá kém. Hận lòng chồng chất, công danh bế
tắc, cậu Nguyễn Tất Thành bèn xoay sang hướng khác: Hoạt động chống
Pháp và đi Liên xô để tìm “đường cứu nước Liên xô”.

Sau vụ đó, ông Phó bảng Huy về Cao Lãnh và ở trong chùa Hoà Long.

Chùa đó, người địa phương gọi là “miếu trời sanh”. Lúc này ông sống về
nghề hết thuốc, giảng kinh sách, làm thầy bói. Có lúc ông lên núi Thất Sơn
để giảng kinh Phật cho các nhà sư tu ẩn. Gặp vận bĩ, tới đâu cũng không
được ngưỡng mộ. Sau cùng, ông Phó bảng về sống chung với một ông già
độc thân tại làng Hoà An (Cái Tôm) tên là Lê Văn Giáo. Ông Phó bảng dạy
ông Giáo làm thuốc tễ, thuốc tán để độ nhật. Có lần, ông Phó bảng làm đơn,
tự mình đến quận đường Cao Lãnh để xin ông chủ quận Lê Quang Tường
cho phép hành nghề đông y. Đợi lâu, không những không được tiếp mà ông
Phó bảng còn bị lính xua đuổi bực mình bỏ về.

Tháng 11 năm 1929, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Huy bị bịnh và mất.

Thương người tha phương lỡ vận, các thân hào nhân sĩ Cao Lãnh chung
góp tiền bạc để mai táng ông Huy: Ông Hội đồng Nguyễn Thành Vị tặng
cho một quan tài, ông Cả Hiền, ông Nguyễn Văn Sanh ở Hoà An lo chôn
cất cạnh “Miếu trời sanh”. Mấy năm sau, người con gái ông Phó bảng hay
tin, lặn lội tìm tới nơi, làm lễ thành phục, thọ tang. Người đó là bà Nguyễn
Thị Thanh, chị ông Hồ Chí Minh sau này. Còn ông Hồ, từ ngày đi biệt tích
giang hồ mà các sử gia Hà Nội gọi là “Bác Hồ đi tìm đường cứu nước…
Pháp” thì không bao giờ trở lại thăm mộ cha một lần!

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.