NHỮNG PHÚ HỘ LỪNG DANH NAM KỲ - Trang 213

Lễ quốc táng nhà cách mạng Phan Chu Trinh (4-4-1926)

Quá lao tâm, lao lực nên bịnh tình trầm trọng thêm, đến ngày 24-3-1926,

Phan Chu Trinh trút hơi thở cuối cùng tại khách sạn số 54 đường Pellerin,
Sài gòn. Tin buồn lan truyền nhanh chóng khắp nơi trong nước. Đồng bào
các giới đều bày tỏ lòng tiếc thương một người ái quốc, suốt đời tận tuỵ
hiến thân cho nước. Vì thế, một uỷ ban làm lễ quốc táng được lập ra, quy tụ
những thành phần trí thức, thân hào nhân sĩ lúc bấy giờ, những nhà cách
mạng lão thành, những thanh niên, học sinh tham dự. Tang lễ của Phan Chu
Trinh chính là một cuộc biểu dương sức mạnh, biểu thị lòng ái quốc và là
một sự thách thức đối với chính sách khủng bố, đàn áp của thực dân. Có thể
nói rằng “Lễ quốc táng của Phan Chu Trinh” là một cuộc biểu tình vĩ đại,
trầm lặng trên đường phố, phô trương ý chí quật khởi của dân tộc Việt nam.
Thay mặt toàn dân, uỷ ban tổ chức tang lễ tuyên bố: “Nhà cách mạng Phan
Chu Trinh suốt đời tranh đấu cho chính nghĩa quốc gia, cho áp bức của dân
tộc, nay người tạ thế, thì toàn dân Việt nam phải có bổn phận làm tang lễ
linh đình để mọi người công dân tham dự, đền đáp một phần công ơn của
người đối với quốc gia dân tộc”.

Thành phần uỷ ban tổ chức Lễ quốc táng gồm:
- Chủ tịch: Ông Bùi Quang Chiêu, đảng Lập hiến, Hội đồng quản hạt

Nam Kỳ.

- Các uỷ viên:

- Nguyễn Văn Thinh, bác sĩ Y Khoa tại Sài gòn.
- Trần Văn Đôn, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, (thân phụ Tướng Đôn).
- Lê Quang Liêm, Đốc Phủ sứ.

- Nguyễn Phan Long, Hội đồng quản hại Nam Kỳ.
- Trương Văn Bền, Hội đồng quản hại Nam Kỳ
- Nguyễn Tấn Được, Hội đồng quản hại Nam Kỳ

- Võ Công Tôn, Hội đồng quản hại Nam Kỳ
- Nguyễn Tấn Văn, Hội đồng thành phố Sài gòn.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.