NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 21

PHẦN II. NHỮNG QUY TẮC ỨNG XỬ VỚI GIA ĐÌNH

HAI BÊN

Ngoài mối quan tâm được sống hoà hợp với người bạn đời, hẳn rằng bạn luôn mong muốn

giữ được hòa khí với gia đình chồng/vợ. Những người có chuyện không vừa ý với gia đình

chồng/vợ thường than thở “mình thật kém may mắn”.

May mắn nhiều khi do chúng ta tạo ra. Nếu bạn quan tâm đến chương này, tôi tin là bạn có

thể tự mang lại may mắn cho mình trong quan hệ với những người thân thiết của chồng/vợ.

Tôi đặt ra rất nhiều tình huống để mong rằng mỗi người có thể áp dụng cho bản thân mình

dù chỉ là một phần nhỏ trong các quy tắc mà tôi chỉ ra đây. Từ chuyện các bạn cảm thấy khó xử

như thế nào khi sống cùng nhà vợ đến chuyện chẳng biết đưa bao nhiêu tiền cho mẹ chồng là

đủ. Có những chi tiết tưởng nhỏ nhặt như quà cho mẹ chồng, vợ lo, quà cho mẹ vợ, chồng lo

nhiều khi đem đến hiệu quả không ngờ trong việc vun đắp tình cảm gia đình lớn.

Các quy tắc có trong chương này thực ra chỉ là những trải nghiệm của tôi và những người mà

tôi quen. Hy vọng rằng tôi sẽ đưa đến cho các bạn một vài gợi ý hữu ích để không ai còn nặng

nề với những thành kiến như “dâu con, rể khách”.

QUY TẮC 21
IM LẶNG TRONG CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHI TIÊU SẼ LÀM VẤN ĐỀ TRỞ NÊN

TRẦM TRỌNG

Bạn mới về làm dâu. Một trong những băn khoăn lớn nhất của bạn lúc này là không biết mức

độ chi tiêu của gia đình nhà chồng mỗi tháng như thế nào. Bạn không biết hai vợ chồng nên

đóng góp bao nhiêu. Mẹ chồng đảm nhiệm việc chợ búa hay bạn sẽ là người tay hòm chìa

khoá? Nếu mẹ chồng bạn là người lo chợ búa cho gia đình, bạn sẽ đưa cho bà mỗi tháng bao

nhiêu? Còn nếu bạn là người đảm nhiệm trọng trách đó, thì liệu hai vợ chồng bạn sẽ gánh hết

khoản này hay bố mẹ chồng sẽ đưa cho bạn một khoản gọi là đóng góp? Sự không rõ ràng

trong vấn đề này về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng”.

Để vấn đề trở nên đơn giản hơn, các thành viên trong gia đình nên ngồi lại với nhau để cùng

thảo luận.

Trách nhiệm đối với gia đình nhỏ (hai vợ chồng bạn) và gia đình lớn (bao gồm cả hai vợ

chồng, bố mẹ hai bên, anh chị em hai bên) buộc các bạn phải tự quyết định về việc phân bổ

“ngân sách”có hạn của mình. Nếu đại gia đình không có thói quen họp bàn để thống nhất về

chuyện chi tiêu thì hai vợ chồng bạn nên tạo ra thói quen ấy.

Một người bạn mới về nhà chồng tâm sự với tôi rằng: “Mình hoang mang quá, mẹ chồng

mình chẳng bảo gì về chuyện đóng góp nên mình không biết đưa cho bà bao nhiêu thì vừa.

Thực tình, hai vợ chồng chỉ ăn có một bữa tối…” Trong khi đó, cũng đầy tâm trạng không kém,

bác hàng xóm nhà tôi thì lại phàn nàn về cô dâu mới: “Lũ trẻ bây giờ thật vô tâm, chuyện nhà

cửa, chợ búa, bếp núc không phải lo rồi, đến chuyện góp tiền ăn cho bố mẹ cũng coi như việc

của ai ấy, chả được một lời gọi là có!”

Bạn hãy thử đứng ngoài cuộc để nghe tâm sự của hai người đàn bà sống cùng một mái nhà.

Bạn sẽ thấy mọi chuyện đơn giản đi rất nhiều nếu như hai nhân vật này đối thoại được với

nhau. Thay vì ngồi đoán định ý muốn của người khác, bạn hãy chủ động tạo ra cơ hội để giãi

bày. Không có ai đủ tài giỏi để tự hiểu tất cả mọi chuyện cả.

Là con dâu, bạn không biết chi tiêu của gia đình nhà chồng như thế nào. Những bà mẹ chồng

không thể biết vợ chồng con trai có thể cáng đáng được đến đâu. Nếu bạn là người đàn ông vừa

lập gia đình, bạn nên chủ động kéo cả vợ và mẹ mình vào một cuộc họp bàn để sắp xếp mọi

việc ngay từ đầu. Bạn không thể không biết rằng, khi cưới một cô gái là bạn “cưới” cả những

mối quan hệ khác nữa. Tài khoản của bạn bây giờ sẽ được nhập một phần (hoặc toàn bộ) vào

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.