NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 5

cảm thấy hụt hẫng đấy.

Đặc biệt với người đàn ông, họ thường có tâm lý ganh tỵ với con và trở nên nhạy cảm hơn

bao giờ hết. Họ thấy hụt hẫng và tủi thân khi vợ dồn hết sự quan tâm và yêu thương vào con

cái. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và lợi ích của con. Đứa trẻ phải được nuôi

dạy và lớn lên trong môi trường hạnh phúc, trong tình yêu thương của cha mẹ thì mới phát

triển toàn diện về tâm sinh lý. Vì vậy, bạn không nên lơ là với bạn đời, họ có thể cần ít thời gian

và sự chú ý của bạn hơn các con nhưng họ phải là người quan trọng nhất đối với bạn và luôn

luôn là như vậy.

KHI HAI VỢ CHỒNG ĐỀU LÀ ƯU TIÊN SỐ MỘT TRONG LÒNG NGƯỜI KIA THÌ MỐI QUAN

HỆ CỦA HAI NGƯỜI SẼ LUÔN GẮN BÓ VÀ KHĂNG KHÍT.

QUY TẮC 2
LẮNG NGHE, TÔN TRỌNG Ý KIẾN CỦA NHAU ĐỂ CÙNG TÌM RA TIẾNG NÓI CHUNG
Trong cuộc sống hôn nhân, không thể tránh khỏi xảy ra xung đột trong quan điểm, suy nghĩ.

Để giải quyết xung đột này và cùng đi đến giải pháp chung hợp lý cho cả hai không khó, nó chỉ

đòi hỏi sự thông cảm, tế nhị và ý thức từ hai phía. Có thể bạn là người rất có cá tính, có lập

trường, có quan điểm riêng và bạn có những lập luận chặt chẽ, hợp lý để bảo vệ quan điểm, ý

kiến của mình. Điều đó không sai, không phải là không tốt. Nhưng trong đời sống vợ chồng,

bạn cần linh động và nên nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh, thậm chí là đặt mình vào vị trí của

bạn đời để nhìn vấn đề sao cho hợp lý nhất.

Hãy lắng nghe bạn đời bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của họ, không ngắt lời, không phản bác

theo kiểu “Thôi dẹp đi, anh/em nghĩ sao mà nói vậy’’, v.v... cho dù ý kiến của họ có trái ý của

bạn đến đâu. Việc gạt phắt phát biểu của bạn đời như vậy không những làm anh ấy/cô ấy tự ái,

bị tổn thương mà còn làm cuộc xung đột căng thẳng hơn. Thậm chí, do tự ái, họ sẽ càng cố bảo

vệ quan điểm của mình bất chấp điều đó đúng hay sai.

Do đó, thay vì gạt phắt, bạn hãy nhỏ nhẹ, bình tĩnh phân tích một cách tế nhị, nhưng vẫn

không quên bày tỏ sự đánh giá cao của bạn về quan điểm đó dù nó không hợp lý lắm như “Em/

anh thì nghĩ như vậy...’’ hoặc “Ý kiến của anh/em cũng hay nhưng em/anh nghĩ là chưa hợp lý

lắm, em/anh thấy sao nếu mình làm như vậy...’’. Tôi bảo đảm là với cách nói như vậy, bạn đời

vừa không bị tự ái, lại vừa vui vẻ lắng nghe bạn nói.

Tuyệt đối không nên chê bai, hạ thấp quan điểm, ý kiến của bạn đời cho dù ý kiến đó tệ và

ngốc nghếch đến đâu. Hãy luôn tôn trọng mọi lời nói, suy nghĩ của họ.

Đừng bao giờ lờ đi hoặc bỏ ngoài tai ý kiến của bạn đời. Chẳng hạn như nếu bạn thích nhuộm

tóc nhưng chồng lại không thích. Vậy trong trường hợp này, bạn sẽ làm gì?! Vẫn đi nhuộm mặc

kệ chồng không thích? Hay nghe lời chồng nhưng trong lòng lại ấm ức? Cách khôn ngoan nhất

là thuyết phục chồng để anh ấy thay đổi suy nghĩ và vui vẻ để bạn đi nhuộm tóc.

Hãy quan tâm đến suy nghĩ, ý kiến của bạn đời trong mọi việc. Ví dụ như bạn muốn mua một

bộ váy mới, bạn nên tham khảo ý kiến của chồng như “Anh thấy bộ này hợp với em không?’’,

hoặc cuối tuần này bạn muốn mời vài người bạn về nhà ăn tối và nhậu lai rai, bạn không nên

hẹn với bạn trước khi hỏi ý vợ, vì biết đâu hôm đó cô ấy có kế hoạch gì khác thì sao. Việc

thường xuyên thăm hỏi, quan tâm và coi trọng ý kiến của nhau sẽ làm hai bạn cảm thấy luôn

được tôn trọng và thấy mình quan trọng với người kia đến dường nào.

Tôi bảo đảm với bạn rằng khi hỏi ý kiến nhau, thông thường bạn đời sẽ ít khi từ chối ý muốn

của bạn, tâm lý chung của họ là muốn chiều bạn để làm bạn vui vì bạn tỏ ra coi trọng họ hơn ai

hết.

HÃY QUAN TÂM ĐẾN SUY NGHĨ, Ý KIẾN CỦA BẠN ĐỜI TRONG MỌI VIỆC.

QUY TẮC 3

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.