NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 7

niệm thế nào trong việc chi tiêu tiền. Chẳng hạn như đối với bạn, tiền chỉ là một thứ cần có để

mua đồ, sắm sửa, trong khi bạn đời lại xem nó như thứ gì đó quan trọng, có ý nghĩa bảo đảm an

toàn cho tương lai. Do đó, hai người cần hiểu nhau để tránh xung đột, xích mích có thể xảy ra.

• Không giấu giếm nhau về bất kỳ thông tin liên quan đến thu nhập, tài khoản tiết kiệm, tài

sản,v.v... Như vậy, hai bạn dễ dàng biết tình hình tài chính trong gia đình đang ở mức nào và

cùng có phương án chi tiêu, phân phối tài chính thích hợp.

• Hãy lập ra các mục tiêu tài chính dài hạn trong tương lai cho gia đình. Ví dụ trong 5 năm,

hai bạn muốn là sẽ có tiền mua xe mới, trong 10 năm sẽ góp xong cái nhà, hoặc hai năm nữa sẽ

du lịch nước ngoài, v.v... Một khi cả hai có kế hoạch chung, hai bạn sẽ tự động có ý thức chung

góp và cùng nhau nỗ lực thực hiện nó.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, có thể hai bạn hài lòng với cách cư xử như vậy. Song,

cá nhân tôi lại cho rằng kể cả vấn đề tài chính, vợ chồng cũng nên chia sẻ và hãy xem đó là của

chung, của “chúng ta’’. Khi mọi thứ luôn là của chung, bạn sẽ cảm thấy khăng khít hơn và mối

quan hệ giữa hai vợ chồng rất gắn bó, không có bất kỳ khoảng cách nào nữa.

Nếu cái gì cũng phân định rạch ròi, thì chẳng khác nào hai vợ chồng chỉ sống dưới một mái

nhà nhưng không chung một nhà. Vợ và chồng không có gì chung và dần dần hai bạn sẽ có cảm

giác như đang sống trong hai thế giới khác nhau. Không chỉ trong tài chính, mà cả trong những

vấn đề vô hình khác, chẳng hạn như gia đình chồng, gia đình vợ, những nguyên nhân gây ra

xung đột giữa hai bạn, v.v... Tất cả các vấn đề trên đều phải được xem là của chung, của cả hai

và phải cùng nhau giải quyết.

NẾU CÁI GÌ CŨNG PHÂN ĐỊNH RẠCH RÒI THÌ CHẲNG KHÁC NÀO HAI VỢ CHỒNG CHỈ SỐNG

DƯỚI MỘT MÁI NHÀ NHƯNG KHÔNG CHUNG MỘT NHÀ.

QUY TẮC 5

HỌC CÁCH ĐIỀU KHIỂN VÀ CHI PHỐI TÌNH HUỐNG KHI CÓ XUNG ĐỘT
Mâu thuẫn, xung đột, cãi vã là điều không thể tránh khỏi trong hôn nhân, dù ít hay nhiều. Nó

không phải là vấn đề gì nghiêm trọng vì mọi cuộc hôn nhân đều phải có xung đột. Đời sống vợ

chồng mà không có đôi lần cãi nhau thì cũng kém phần thú vị. Nếu cư xử khôn khéo và hợp lý

thì không những làm cuộc cãi vã mau kết thúc, mà còn làm tình cảm hai vợ chồng càng thắm

thiết hơn.

Ngược lại, nếu bạn nóng nảy và không kìm chế cái tôi quá lớn trong mình, bạn sẽ dễ dàng đẩy

cuộc tranh cãi vào ngõ cụt và làm tổn hại đến hôn nhân. Do đó, tôi có vài lời khuyên dành cho

bạn để cuộc cãi vã nhanh chóng chấm dứt, cũng như để tranh cãi một cách có nghệ thuật:

• Đừng lôi những chuyện nhỏ nhặt ra để chì chiết nhau hoặc đề cập đến những chuyện làm

bạn bực mình hằng ngày mà bạn không nói ra, nhưng khi có tranh cãi, bạn lại lôi ra nói. Điều đó

chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

• Tuyệt đối không ngắt lời bạn đời khi họ đang nói. Nghiêm túc lắng nghe những gì họ, chú ý

đến ngôn ngữ cơ thể (giọng nói, ánh mắt, cử chỉ tay chân, v.v.)

• Nếu bạn đời không muốn nói về điều gì ngay thời điểm đó, hãy sắp xếp lúc khác trong vòng

24h để cả hai cùng nói chuyện về nó.

• Hãy nhớ, chỉ tập trung vào vấn đề đang tranh cãi. Tôi biết nhiều người khi có xung đột

thường nghĩ tới những mâu thuẫn, lỗi lầm trong quá khứ của bạn đời và mang ra chì chiết.

Đừng làm như vậy nếu bạn muốn có một cuộc tranh cãi công bằng.

• Không đưa người thứ ba vào cuộc tranh cãi. Xung đột là của hai bạn, vậy chỉ hai bạn mới có

thể giải quyết nó.

• Không gọi nhau bằng những tên xấu, hay thậm chí nếu bạn gọi người kia bằng những cái

tên dễ thương, tên thú nuôi nhưng với giọng mỉa mai, nhạo báng thì cũng làm tổn thương họ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.