hiểu, thông cảm mà không nhất thiết phải đồng ý, tán thành.
Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý trong cách cư xử để tránh làm những khác biệt đó ảnh hưởng,
tổn hại đến hôn nhân của mình như không chê bai, nhạo báng quan điểm của nhau, hãy để cho
bạn đời có những lý lẽ riêng bảo vệ quan điểm của họ và tỏ ra tôn trọng suy nghĩ của bạn đời.
CHÚNG TA LÚC NÀO CŨNG CÓ THỂ HIỂU, THÔNG CẢM VẤN ĐỀ MÀ KHÔNG NHẤT THIẾT
PHẢI ĐỒNG Ý, TÁN THÀNH NÓ.
QUY TẮC 7
CÙNG NHAU LÀM VIỆC NHÀ VÀ CHĂM SÓC CON CÁI
Phần đông chúng ta thường có suy nghĩ là việc nhà, chăm nom con cái là việc của phụ nữ.
Thậm chí tôi biết nhiều người còn quan niệm là “Nhà bếp không phải chỗ dành cho đàn ông’’.
Điều này thật ra cũng đúng một phần, đó là việc nấu nướng thường là của người phụ nữ. Tuy
nhiên, một số người quán triệt tư tưởng này và mở rộng ra cho cả tất cả việc nhà, chăm sóc
con cái.
Thật sai lầm khi bạn ôm đồm hết mọi thứ và để chồng đi làm về “ngồi chơi xơi nước”. Thứ
nhất, bạn tập cho chồng thói quen ỷ lại, lười biếng và thiếu trách nhiệm. Thứ hai, bạn đang tự
biến mình thành người giúp việc trong nhà, không phải là vợ. Cuối cùng về lâu dài, nó ảnh
hưởng đến tình cảm của vợ chồng bạn. Hôn nhân là sự hợp tác, chia sẻ, và mọi trách nhiệm đều
phải được chia sẻ với nhau.
Hầu hết các ông chồng đều sẵn lòng làm một số việc nhà nếu được yêu cầu một cách tôn
trọng, không bị phê bình, bắt lỗi và không bị giám sát.
Ở nhà bố mẹ chồng tôi, bố chồng thì đảm nhận việc nấu nướng và giặt đồ. Còn mẹ chồng thì
rửa chén bát và phơi quần áo. Ngay cả hàng xóm sát bên nhà tôi, hằng ngày tôi vẫn thấy ông
chồng đi chợ mua đồ sau khi đi làm về và đem quần áo ra sân phơi. Còn ở nhà tôi chồng có
nhiệm vụ lau khô chén bát sau khi tôi rửa và lau chùi nhà tắm.
Như hầu hết các vấn đề khác, bạn cũng cần phải nói chuyện với bạn đời của mình về việc chia
sẻ việc nhà. Tôi có vài lời khuyên cho bạn để bạn nói chuyện với chồng bạn về việc nhà:
• Yêu cầu chồng giúp một cách yêu thương và tôn trọng. Hãy rõ ràng, chi tiết về việc bạn
muốn hoặc cần chồng làm. Tránh những câu chỉ trích, phê bình như “Anh chả bao giờ làm gì
cả’’, hoặc “Anh lười chảy thây’’.
• Cho dù bạn vừa yêu cầu chồng làm, hãy để chồng có ý kiến và tạo cơ hội cho một cuộc nói
chuyện chân tình, cởi mở về việc nhà và những chuyện liên quan. Bạn phải điềm tĩnh, chịu khó
nghe chồng nói ngay cả khi bạn không hề đồng ý với anh ấy.
• Làm nó mang tính cá nhân hơn. Ví dụ như bạn có thể nói “Anh yêu, em sẽ vui lắm nếu anh
có thể giúp em rửa chén mỗi ngày sau khi ăn cơm. Anh nói ừ đi?’’
• Tỏ ra thân thiện, động viên anh ấy và bày tỏ những cử chỉ âu yếm hơn.
• Hơn tất thảy là không soi mói, chê bai anh ấy nếu anh làm chưa đúng hoặc không đúng ý
bạn.
Kinh nghiệm của tôi cho thấy bạn không nên trông mong sẽ có sự thay đổi lớn ngay lập tức.
Hãy từ từ cho anh ấy thời gian, bắt đầu bằng những việc đơn giản như rửa chén, quét nhà, dạy
con học, chơi với con, v.v... rồi dần dần có thể là thỉnh thoảng nấu cơm tối, đi mua sắm.
Về việc chăm sóc con cái, đây là vấn đề muôn thuở thường gây ra các cuộc tranh cãi, đặc biệt
là với những cặp vợ chồng mới có em bé đầu lòng. Một thực trạng rất phổ biến trong hôn nhân
là sau khi có em bé, các cặp sẽ rơi vào tình trạng sau: Sinh hoạt tình dục và sự quan tâm giữa
hai vợ chồng giảm đi, cãi vã tăng lên.
Lý do chủ yếu tạo ra thực trạng này là sự không chia sẻ việc chăm sóc con nhỏ. Cũng như việc