NHỮNG QUY TẮC TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG - Trang 8

và cuộc tranh cãi càng không có hồi kết.

• Cẩn thận khi bạn cố tỏ ra hài hước trong lời nói của mình. Có thể bạn đùa vui một tý để làm

dịu tình hình, nhưng bạn đời có thể hiểu lầm và cho rằng bạn đang cố tình xúc phạm họ.

• Không đổ lỗi để cố gắng buộc tội bạn đời.

• Bật đèn xanh ngầm ra hiệu cho bạn đời biết là bạn sẵn lòng tha thứ hoặc muốn được tha

thứ. Đừng ngại nói lời xin lỗi nếu đó là lỗi của bạn.

• Không dùng từ ngữ, lời lẽ tục tĩu, xúc phạm để nói với nhau. Không la hét, quát mắng, chỉ

vào mặt nhau, không nói chuyện bằng giọng đe dọa, thách thức.

• Tránh dùng cụm từ “không bao giờ’’ trong câu nói.
• Ngoài ra, bạn nên nhớ: Khi xung đột thì bạn đang cãi nhau cho mục đích hôn nhân của

mình, chứ không phải cãi để thắng bạn đời, cãi để ăn thua nhau. Hai bạn nên thỏa thuận với

nhau dù mâu thuẫn có lớn đến mấy thì cũng phải giải quyết và làm lành trong thời gian sớm

nhất. Nếu đã quyết định tha thứ, hãy cố gắng tha thứ hoàn toàn, vì sự căm hận chỉ làm tổn hại

cả về tinh thần và thể chất cho chính bạn và cho hôn nhân của bạn.

BẠN ĐANG CÃI NHAU CHO MỤC ĐÍCH HÔN NHÂN CỦA MÌNH, CHỨ KHÔNG PHẢI CÃI ĐỂ

THẮNG BẠN ĐỜI, CÃI ĐỂ ĂN THUA NHAU.

QUY TẮC 6
HÃY CHẤP NHẬN LÀ CÓ MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHỎ MÀ HAI BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐI ĐẾN

THỐNG NHẤT HAY GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

Nhiều người trong chúng ta bị nửa kia hấp dẫn và tiến tới hôn nhân. Có thể trong thời gian

yêu nhau, tìm hiểu, hai bạn cảm thấy rất hợp nhau trong mọi chuyện, nhưng khi sống chung

một nhà, bạn phát hiện có một vài điểm rất khác biệt nhau. Tôi biết là trong trường hợp này,

có đến 8/10 người cảm thấy hụt hẫng và bắt đầu suy nghĩ lung tung như “có thể mình và anh

ấy/cô ấy không hợp nhau’’, “mình lầm rồi’’. Thực ra, không có gì là tuyệt đối cả.

Luôn có một vài vấn đề trong cuộc sống hôn nhân mà hai bạn sẽ không bao giờ giải quyết

được. Bạn cần phải biết chấp nhận sự thật đó. Bởi mỗi người vẫn có những quan điểm khác

nhau. Nó thuộc về niềm tin, lối suy nghĩ của từng cá nhân rồi. Ví dụ:

• Công việc: chẳng hạn như anh ấy thích làm trong ngành xây dựng trong khi vợ lại cho rằng

công việc đó rất vất vả, dầm mưa dãi nắng và có rất ít thời gian dành cho vợ con. Hoặc vợ yêu

thích công việc PR đòi hỏi đi ra ngoài nhiều còn chồng thì lại muốn vợ làm việc trong văn

phòng, an nhàn hơn và quan hệ ít hơn, có nhiều thời gian để chăm sóc gia đình.

• Bạn bè: Bạn không thích bạn bè của anh ấy/cô ấy và ngược lại. Vậy hai bạn sẽ giao du với

bạn bè của ai? Của anh ấy? Của cô ấy? Hay cả hai? Hay không chơi với ai nữa hết?

• Cách nuôi dạy con cái: nếu anh ấy/cô ấy thích nhận con nuôi còn bạn thì không? Hoặc nếu

một trong hai không muốn có con thì sao? Các vấn đề khác như tiền quà sáng cho con bao

nhiêu là hợp lý, giờ đi ngủ, phạt con, v.v... cũng khác nhau.

• Gia đình hai bên: Nếu bạn có quan điểm là bổn phận làm con thì phải chăm sóc cha mẹ già,

muốn đưa họ về nhà sống chung, trong khi người kia thì nghĩ khác?

• Nơi sinh sống: Bạn thì thích sống ở nước ngoài, còn anh ấy/cô ấy thì không, hoặc bạn đời

muốn sống ở thành thị, còn bạn thì yêu thích sự yên tĩnh ở nông thôn.

• Tôn giáo, chính trị: Bạn tin vào sức mạnh siêu nhiên còn bạn đời chỉ tin vào khoa học.
Với những vấn đề trên, tôi cho rằng cách giải quyết thông thường nhất là thỏa hiệp với nhau,

nhượng bộ nhau. Nhưng bạn không thể trông mong là người kia phải thay đổi suy nghĩ, quan

điểm của họ cho giống bạn. Thay vào đó, hãy cố gắng hiểu cho họ. Chúng ta lúc nào cũng có thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.