sẽ sản sinh ra một vụ mùa không đồng nhất, và khi đó vừa khó
phân loại mà thu hoạch cũng không dễ dàng!
Lịch sử loài người đã ghi dấu rất nhiều trường hợp một công
dân tốt bụng, lương thiện bị biến chất trở thành một kẻ lang
thang, một tên tội phạm nguy hiểm, ngược lại cũng có trường hợp
những tên tội phạm hoàn lương trở thành một công dân tốt của xã
hội. Trong mỗi trường hợp như thế, sự biến chuyển hành vi đều
diễn ra ngay trong tâm trí con người. Từ một lý do nào đó, họ tạo ra
trong tâm trí mình hình ảnh về điều mà họ ao ước, sau đó cố
gắng hiện thực hóa chúng. Cho nên, nếu một người thật sự chú tâm
và tập trung đủ lâu để hình thành trong tâm trí một hình mẫu nào đó
đồng thời nuôi dưỡng chúng bằng lòng kiên trì và quyết tâm thì
chắc chắn họ sẽ sớm biến suy nghĩ thành sự thật hoặc ít ra là định
dạng một cách rõ nét ý tưởng trong đầu mình. Đó là nguyên tắc tự
ám thị mà chúng ta đã cùng tìm hiểu ở những chương trước.
Ở
phạm trù tập thể, Gideon H. Diall trong quyển Psychology of
the Aggregate Mind of an Audience (Tâm lý đám đông) đã nhận
định rằng trí tuệ tập thể sẽ thăng hoa dưới tác động của một diễn giả
xuất sắc. Chúng tôi gọi quá trình này là sự hợp nhất ý tưởng khi
mỗi cá nhân tạm quên đi cái tôi của mình và cùng hướng về cái
chung để tạo thành một cá thể mới độc lập, thống nhất có khả năng
đưa ra những ý tưởng vượt trội, nhưng đổi lại, rất khó tập hợp sức
mạnh và ý chí của cá thể mới này. Nhà tâm lý học người Pháp Gabriel
Tarde cũng đã đưa ra những lý luận tương tự.
Giáo sư Joseph Jastrow cũng từng nêu lên quan điểm của mình
trong quyển Fact and Fable in Psychology (Những phạm trù tâm lý
học của con người):
Để đạt được giới hạn tâm lý này, cần thiết phải có sự xuất hiện
của hiện tượng lan truyền cảm xúc – yếu tố đóng vai trò cốt lõi