Khi tôi mang trả nửa số tiền, đại diện của McClurg & Company
đề nghị tôi cứ giữ nó và quên việc này đi, nhưng tôi đã đáp lại như
sau: “Vấn đề là như thế này. Tôi có thể giữ lại số tiền ấy.
Nhưng tôi không sao quên được nó!”.
Có một lý do chính đáng để tôi hoàn lại số tiền 20 đô- la. Không
phải là vì đạo đức hay vì lòng trung thực. Cũng không phải vì lợi ích
của McClurg & Company hay của công ty bảo hiểm. Khi quyết định
hoàn lại tiền, tôi không bao giờ xem xét cho McClurg hay công ty
bảo hiểm. Họ hoàn toàn ở ngoài cuộc bởi vì họ đã hài lòng rồi. Điều
tôi thật sự suy xét đến lúc đó chính là phẩm chất của chính bản
thân tôi, vì tôi biết rằng mỗi hành động tôi làm đều có ảnh hưởng
đến đạo đức của tôi, và rằng phẩm chất này không thể khác hơn là
sẽ hình thành thói quen và hành vi đạo đức của tôi. Tôi biết không
nên giữ lại 20 đô-la nếu như tôi không xứng đáng được nhận nó.
Điều này chẳng khác gì mấy so với việc một người bán táo đặt một
quả táo hỏng vào trong một thùng táo ngon trước khi cất giữ chúng
cho mùa đông.
Tôi trả lại 20 đô-la bởi vì tôi muốn thuyết phục bản thân mình
rằng không có thứ vật chất nào có thể làm ảnh hưởng đến phẩm
chất của tôi, trừ khi tôi biết là nó tích cực. Tôi trả lại số tiền cũng
chính là đã cho tôi một cơ hội lý tưởng để thử thách chính mình, kiểm
tra xem liệu tính trung thực của tôi đã bắt nguồn từ lợi ích của bản
thân hay xuất phát từ một cái gì đó có giá trị lớn lao hơn khiến một
người có thể trở nên trưởng thành thực sự và có thể làm gương cho
người khác.
Tôi tin rằng khi một người lập một kế hoạch dựa trên những
nguyên tắc hợp lý, nếu kế hoạch đó đúng đắn và công bằng với
những người liên quan, và nếu bản thân người đó có trong mình một
phẩm chất giàu tiềm năng và luôn tự tin từ những hành động nhỏ
nhất làm thỏa mãn tiềm thức người đó, thì người đó sẽ đạt được