KINH SÁCH TRONG KINH CỰU ƯỚC
Kinh sách trong kinh Cựu Ước được chia thành ba phần: Torah,
Neviim, and Ketuvim. Đây là bộ kinh sách trong kinh Cựu Ước đã được
công nhận. Nó đã được những người Do Thái ở Palestin tạo ra vào những
thế kỷ sau Công nguyên, mặc dù có thể đã có sự thỏa thuận nào đó trong
việc lập danh sách những cuốn kinh sách này vào những thế kỷ cuối trước
Công nguyên. Ngoài những cuốn này, còn một số các cuốn kinh khác,
thường bị người Do Thái và người theo đạo Tin Lành gọi là ngụy tác; còn
những người theo đạo Thiên Chúa và Cơ đốc chính thống thì gọi là kinh
Thánh thứ yếu và được in bên lề kinh sách chính, khi thì được trích dẫn, khi
thì bị bỏ đi. Một số đoạn kinh bên lề này không còn giữ được phiên bản của
thời Do Thái cổ. Sự xuất hiện của chúng trong một số kinh Thánh chỉ có thể
là từ những bản chép tay trong kinh Cựu ước, một bần dịch kinh Cựu ước
sang tiếng Hy Lạp dành cho cộng đồng người Do Thái lưu vong vào những
thế kỷ cuối trước Công nguyên.
TORAH
(hay loại Giảng dạy, đôi khi được dịch là loại Pháp Luật) (hay còn gọi
là Bộ Ngũ Thư, tức Năm Quyển Sách đầu của Kinh Cựu Ước)
TỰA ĐỀ TIẾNG DO THÁI CỔ TỰA ĐỀ TIẾNG ANH
Bereshit
Genesis (Sáng Thế)
Shemot
Exodus (Xuất Hành Ai Cập)
Vayyiqra
Leviticus (Dòng họ Lê-vi)
Bemidbar
Numbers (Dân Số)
Devarim
Deuteronomy (Đệ nhị Luật)
Câu chuyện về Torah chủ yếu nằm trong hai cuốn sách đầu tiên là: sách
Sáng Thế, kể về thời kỳ từ Sáng Thế qua thời Avraham tới cái chết của
Joseph ở Ai Cập; và sách Xuất Hành, kể về thời kỳ từ Trẻ em và người
Israel làm nô lệ cho người Ai Cập đến khi được Moshe giải cứu rồi gặp