truyền thống Do Thái giáo có thể truyền đạt một cách cô đọng tư tưởng cần
diễn đạt ở chi tiết này trong sự tranh luận của tôi.
Trong sự trích dẫn từ Joel, tôi đã sử dụng KJV ở dòng đầu tiên, kinh
Tân ước cho phần còn lại. Quan điểm về Bên ngoài và Bên trong, được đóng
góp bởi nhiều người (chẳng hạn, xem cuốn “Sources of the Self” của tác giả
Charles Taylor [Cambridge, Mass 1989]) cho Augustine, hầu như chắc chắn
quan điểm này đã đã có những đóng góp cho Augustine như một quan điểm
nhận thức; nhưng cũng không thể phủ nhận được rằng đó là một hiện tượng
trong Thánh Vịnh.
CHƯƠNG 7: TỪ ĐÓ ĐẾN NAY: NGƯỜI DO THÁI VẪN KHẲNG ĐỊNH GIÁ TRỊ
ĐÍCH THỰC CỦA MÌNH
Quan điểm của Joseph Campbell đối với đạo Do Thái có thể thấy rất rõ
trong tác phẩm của ông, chẳng hạn như trong tác phẩm Sức mạnh huyền bí
(New York, 1988). Tôi tin rằng tiền đề của tác phẩm Tiểu sử về Chúa (New
York, 1995) của Jack Smiles mà sự nhận thức xoay quanh kinh Thánh lần
đầu tiên bản thân Chúa được bàn đến là trong cuốn Hồi đáp Job của C.G.
Jung (Princeton, 1972).
Mối liên hệ giữa triết lý nhân sinh hiện đại và niềm tin tôn giáo cổ mà
tôi đề cập đến trong chương này đã sâu sắc càng trở nên sâu sắc hơn. Hai tác
phẩm kinh điển đã được tái bản và dịch sang rất nhiều thứ tiếng trên thế giới
chứa đựng những sự khám phá về mối liên hệ rất đáng chú ý, đó là tác phẩm
I and Thou của Martin Buber và The Mystery of Being của Gabriel Marcel.
Mối liên hệ này cũng được chứng minh bởi một tác giả thứ ba, Walter J.
Ong, qua hai tác phẩm The Presence of the Word (New York, 1967) và The
Barbarian Within (New York, 1962). Trong tác phẩm cuối này, tôi muốn thu
hút sự chú ý của độc giả vào chương “Tiếng gọi của niềm tin: văn học, niềm
tin và cái tôi bị phân chia”. Trong đó, tôi đã trích câu nói ngắn được tìm thấy
trong các tờ ghi chú của một nhà khoa học đồng thời là một linh mục Pierre
Teilhard de Chardin sau khi ông qua đời: “Hiện tại không bao giờ lặng
thình”.