Nhìn chung, để nắm bắt được ý của những đoạn thơ, trong chương này
và cả chương sau, tôi đã sử dụng phiên bản của Vua James vì bản dịch này
vẫn còn giữ được vẻ đẹp trong ý thơ bằng tiếng Anh; nhưng tôi đã sắp xếp
đoạn thơ đó lại theo thể thơ tứ tuyệt mà trước đó King James chưa sử dụng,
Tôi cũng đã thay từ
“
YHWH” trong bản Kinh Thánh gốc bằng từ “The Lord”
trong bản dịch của Vua James, tất nhiên là đế giữ được tính thống nhất trong
toàn bản dịch của tôi, Tuy nhiên, tôi cũng giữ nguyên từ “The Lord” trong
những đoạn nổi tiếng nhất, ví dụ như Thánh Ca số 23, vì tôi cho rằng bất cứ
sự thay thế nào ở đây có thể sẽ gây cho người đọc một cảm giác lạ. Mặc dù
tôi có thể tin chắc bài ca ai oán của David về Saul và Johnathan là xác thực,
nhưng những bài Thánh ca khác tôi cho là của David thì tôi cũng không
chắc chắn lắm, Bài Thánh Ca nói về cuộc di dời tránh nạn Đại hồng thủy
bằng thuyền của Noah không phải là Thánh Ca số 47 mà tôi đã sử dụng, mà
là bản Thánh Ca số 32. Trong đoạn thơ Nathan kể cho David câu chuyện về
người đàn ông nghèo và con cừu cái nhỏ (2 Samuel 12:1:4), tôi đã sử dụng
kinh Tân ước.
CHƯƠNG 6: BABYLON
Tôi tin rằng Sách Các Vua châm biếm Solomon và Rehoboam đã phân
tích phù hợp. Nhưng tôi không thể tìm được một bản dịch đầy đủ về câu trả
lời của Kehoboam tới giới quý tộc phương bắc, do đó tôi phải tự dịch, tất
nhiên với sự giúp đỡ của những giáo sĩ Do Thái.
Đối với những ai quan tâm đến quá trình hình thành ngôn ngữ của
người Do Thái, tôi xin giới thiệu hai trong nhiều sách nói về vấn đề này:
cuốn Hệ thống chữ viết trên thế giới (Oxford, 1996) của hai tác giả Peter T.
Daniels và William Bright và cuốn Lịch sử ngôn ngữ Do Thái (Cambridge,
1993) của tác giả Angel Saenz-Badillos.
Mặc dù tôi không đề cập trong bản chính, nhưng trong hang động
Sinai, Elijah nghe một “giọng nói rất khẽ” nên được phân biệt rõ ràng với
hang động trong sách Xuất Hành 33:21-22, nơi đó Moshe nhận được giúp
đỡ từ Chúa trời, đây là một ví dụ về cả tính liên tục lẫn sự phát triển.