ước vĩnh cửu mà trong thời kỳ này, một giao ước như vậy luôn được ký kết
bằng máu, thường là máu của súc vật hiến tế. Nhưng máu trong giao ước
này phải là máu của chính Avram và “tất cả những người nam trong nhà của
ngươi”:
“Trong toàn bộ dòng dõi của ngươi,
tất cả các trẻ nam khi sinh được tám ngày đều phải chịu cắt bì,
bất kể đó là trẻ được sinh ra tại nhà hoặc mua được từ người ngoài,
những người không phải là con cháu ngươi.
Đúng vậy, tất cả chúng phải chịu cắt bì để giao ước của Ta sẽ là giao
ước muôn đời trong xác thịt các ngươi”.
Không người đàn ông nào lại có thể quên đi dương vật của mình vì đó
là nguồn sinh lực sống của họ. Với giao ước này, con cháu của Avram hầu
như sẽ không thể quên được Thiên Chúa và Thiên Chúa không bao giờ quên
họ. Với sự huy hoàng và vị trí độc tôn đang dần có được, Thiên Chúa không
còn được coi là một loại bùa chú để cầu may mắn. Người đang mất đi chức
năng là một thiên thần bảo hộ của những thần thánh bảo hộ người Sumer và
dần trở thành “Thiên Chúa”. Đối với chúng ta, giao ước này có vẻ tàn nhẫn
nhưng bên trong những quy tắc đơn giản và cứng nhắc của vùng Canaan và
Mesopotamia thì bản giao ước khắc trong máu thịt này - một lời nhắc nhở
muôn đời - lại mang một ý nghĩa hoàn hảo.
Người đàn ông bây giờ là Avraham, với nụ cười lộ rõ trên khuôn mặt
đã nghĩ rằng: “Làm sao một người cả trăm tuổi lại còn có khả năng sinh con
được? Còn Sara đã 90 tuổi mà có thể sinh con được hay sao?”. Rồi Ngài cất
cao giọng: “Nếu Yishmael vẫn còn sống trước mặt Người”, hay nói cách
khác hãy để lời hứa này cho Yishmael, người luôn có một đời sống đức hạnh
tuyệt vời nhất ở trên thế gian này. Avraham chỉ đang cố làm cho Thiên Chúa
trở nên thực tế hơn. Nhưng mặc dù Thiên Chúa sẽ làm cho Yishmael có con
cháu đầy đàn thì Người vẫn sẽ lập giao ước với đứa trẻ “người mà Sara sẽ
sinh cho ngươi vào thời điểm này sang năm”. Vậy Sara - người nữ tì - chưa