NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 174

Hoặc:

– Chứng liệt một chi.

– Chứng liệt nửa thân người.

Chứng liệt hai chi trên, hoặc hai chi dưới hoặc cả hai chân lẫn hai

tay.

* Mù, chứng lặng thinh: không có nguyên nhân thể chất (chúng ta

hãy nhớ lại trường hợp của người phụ nữ bị mù từ lúc lên ba, được Mesmer
chữa trị)

* Co giật và sự co cứng: gây ra chứng viêm màn não giả, viêm ruột

thừa giả, đôi khi cả sự thai nghén giả.

Cảm xúc ý thức có thể bị loại bỏ. Vài người ưu uất tự đốt tay mình

cho đến khi bị phỏng nặng hoặc tự cắt xẻo tay chân mình mà không hề cảm
thấy đau đớn. Nhưng chúng ta cũng biết nhờ thôi miên, người ta có thể tiến
hành phẫu thuật mà không gây đau đớn; có nghĩa làm tê liệt vài nơi trên
thân thể (bằng ám thị). Ở đây có một liên kết rất mật thiết. Và một câu hỏi
được đặt ra: tại sao sự đau đớn hiện hữu (phỏng, vết cắt) lại không được bộ
não của người ưu uất hoặc người bị thôi miên, cảm nhận một cách có ý
thức? Như vậy, trong cả hai trường hợp này, não bộ ý thức đang ngủ, hoặc
một cách tự động như trong chứng ưu uất, hoặc được gây ra bởi thôi miên.

Ở đây tôi xin nhắc nhở các bạn điều này: định kiến sẽ ru ngủ những

trung tâm của não bộ không liên quan gì với định kiến đó, vì vậy các trung
tâm bị ức chế của não được chỉ định để ngăn cản sự đau đớn trở nên tri
giác…

Người ưu uất có thể mắc thêm chứng mất trí nhớ, và không thể tự

trở về nhà được. Chúng ta gặp sau đây hai trường hợp rất kỳ lạ, cái này tiếp
nối cái kia: chứng mộng du và sự nhị trùng nhân cách.

* Chứng mộng du: Đây là một hiện tượng hấp dẫn nhất của chứng

ưu uất. Việc gì đang xảy ra trong chứng mộng du? Đây thực sự là một hành
động, nhưng hành động này lại là vô thức. Chủ thể chỉ tỉnh táo bởi một điều

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.