trùm. Lasègue đã không có đặt cho nó cái tên “cái giỏ rác mà người ta bỏ
vào đó tất cả những thứ không thể xếp loại được” hay sao?
Rồi thế kỷ XX lại đến, và với nó, có các Nhà Tâm Lý học thâm sâu.
Ngoài ra, xu hướng của y học tâm–thể trở nên chính xác hơn. Và rồi mọi
chuyện bắt đầu thay đổi. Càng ngày chứng ưu uất càng được trả về đúng
tầm cỡ của nó.
Charcot đã chứng minh thuật thôi miên có thể tạo ra các chứng ưu
uất theo ý muốn, và thuật này cũng có thể làm cho chúng biến mất. Nhưng
ai nói đến thôi miên là nói đến ám thị uy lực được các trung tâm thần kinh
vô thức chấp nhận ngay tức thì.
Janet cũng nhận thấy nét giống nhau lạ lùng giữa những biểu hiện
của thuật thôi miên và các triệu chứng của chứng ưu uất. Và ông nghĩ
những bệnh nhân ưu uất cho rằng họ bị bại liệt hoặc mù. Như thế họ có một
định kiến ngay tiếp theo sau một sự ám thị không cưỡng lại được. Nhưng
định kiến của người ưu uất xuất phát từ đâu?… từ đâu mà bộ não của người
ưu uất có đủ “sức mạnh” cần thiết để làm xuất hiện sự bại liệt, một ám ảnh
hoặc chứng lặng thinh? Càng ngày người ta càng hiểu rõ sức mạnh của ám
thị và tự kỉ ám thị trong các biểu hiện của chứng ưu uất. Và người ta hiểu rõ
hơn nữa cơ chế vận hành của não bộ. Khoa tâm lý tìm kiếm những nguyên
nhân tiềm ẩn. Và ngày hôm nay, những biểu hiện của chứng ưu uất được
chữa khỏi giống như bất cứ một thiểu năng tâm lý nào.
Những biểu hiện quan trọng của chứng ưu uất là gì?
* Cơn khủng hoảng: sự cuồng động hoàn toàn rời rạc, tuy nhiên
không có sự kiện cắn lưỡi. Không có hiện tượng bài tiết nước tiểu (như
trong chứng động kinh). Sự dào dạt ngôn từ, những tràng cười và khóc.
Những lời than vãn, đôi khi cả tiếng hét, lời sỉ nhục. Ý thức vẫn hoạt động
còn trí tuệ thì cảnh giác. Nếu có té, người ưu uất sẽ tìm một chỗ không bao
giờ làm cho họ bị thương (chính điều này làm cho người ta nghĩ rằng đây
đích thực là một trò giả vờ)
* Tê liệt: Chúng thường xuyên xảy ra trong chứng ưu uất.