không có kinh nghiệm. Đây sẽ là một con người có tâm trí rất yếu kém, rất
dễ bị ám thị mà với một cuộc sống bình lặng, không có cảm xúc mạnh, sẽ
không bao giờ cho thấy bất cứ một triệu chứng nào quá bất thường…
CÓ PHẢI CHÚNG TA, TẤT CẢ NHIỀU HOẶC ÍT, ĐỀU LÀ
BÁC SĨ JENKILL, VÀ ÔNG HYDE?
Nói một cách khác, có phải chúng ta có nhiều nhân cách không?
Một trong những nhân cách đó có thể nào lấn lướt một nhân cách khác
không? Có phải chúng ta có nhiều “Bản Ngã” không?
Những trường hợp khá kinh ngạc của sự nhị trùng nhân cách không
phải do trí tưởng tượng, hay viễn tưởng, mà là kết quả của sự nhận xét tuyệt
đối khách quan của y học; vả lại đôi khi bị văn chương và điện ảnh khai
thác (thường theo chiều hướng xấu).
Chúng ta nên nhớ Ý Thức giống như một bồn chứa, nhào nắn và pha
trộn tất cả những sự kiện của cuộc đời để biến thành mỗi một cảm xúc duy
nhất, một tổng hợp. Nếu muốn, chúng ta cứ bỏ vào trong bồn chứa đó nào là
táo, lê và nho.
Nhưng thứ nước cốt thu được không hề là của táo, lê hay nho, mà là
một nước cốt hoàn toàn mới, rất thuần nhất và có mùi vị rất dễ chịu.
Ý thức của con người là phải như thế đó: thuần nhất và dễ chịu.
Để định nghĩa một cách khô khan theo khoa học: ý thức là sự tổng
hợp mà một cá thể thực hiện được vào một thời điểm nào đó bằng những
hoạt động thu nhận, vận động và tinh thần, mà một khi đã loại bỏ những
hình thể cơ bản, đã biến đổi và hòa chúng thành một thái độ có cấu trúc độc
đáo. (Sutter) Chúng ta gặp lại quan niệm của Janet.
Chúng ta thấy điều này: một sự kiện không hòa trộn được vào trong
khối ý thức sẽ không khác gì một vệ tinh bay quanh khối đó. Sự kiện không
được tiêu hóa đó, sẽ giằng xé con người bằng sự thiếu thống nhất đó.
Trường hợp này tượng trưng cho tất cả những Mặc cảm, chẳng hạn.
Một Mặc cảm cũng giống như một vệ tinh, nó hoạt động cho chính bản thân