Khi nhân cách bị rạn nứt…
Một thiếu nữ đến năm mười tám tuổi, có biểu hiện mất trí nhớ kèm
theo chứng điếc và mù lòa. Cho cô ta chìm trong giấc ngủ và sau đó cô gái
thức dậy, mất hết trí nhớ. Ở đây cũng thế, nhân cách đầu tiên đã biến mất…
Người ta tập cho cô đọc và viết lại. Người ta nhận thấy nhân cách thứ hai
này khác hoàn toàn với cái trước. Nếu nhân cách thứ nhất là buồn bã và sa
sút tinh thần, thì nhân cách thứ hai lại vui vẻ, linh hoạt và vô tư. Và trong
trạng thái thứ hai này, không có bất cứ điều gì hoặc bất cứ ai có thể ngăn
cản cô làm một việc gì đó mà cô muốn…
Rồi cô lại ngủ và thức dậy trong cái nhân cách số 1, với những kiến
thức ban đầu với sự lãng quên nhân cách số 2.
Và điều đó được lặp lại. Cô lại thức dậy với cái nhân cách số 2 mà
cô ta nhớ rõ, trong khi không hề có một ý niệm nào về nhân cách số 1.
Và khi đến năm ba mươi sáu tuổi, cô ta trụ lại trong trạng thái thứ
hai cho đến chết.
Những trường hợp trên hiếm khi xảy ra và làm cho người ta phải
kinh ngạc. Như vậy, cái Nhân Cách Con Người nổi tiếng kia, cái khối mà
người ta tin là rất chắc, có thể bị vỡ nát phải không? Và mỗi mảnh nhỏ đó
có thể hoạt động mà không cần quan tâm xem miếng kia đang làm gì à?
Những trường hợp cực điểm đó, cũng là tình trạng thái quá của
thông thường và tự nhiên. Có một điều chắc chắn là đa số con người, ngoài
ý thức của mình, họ còn có những “vệ tinh” không được hòa nhập và chúng
xuất hiện tùy theo hoàn cảnh. Việc phân tích tâm lý, thôi miên, tâm pháp
gây mê, cũng có thể khám phá sự hiện diện của chúng. Chúng ta sẽ nói đến
vấn đề này trong mục Vô Thức.
* Một thí dụ thông thường: Một người nhút nhát. Trong lúc cô đơn,
anh ta sống rất hài hòa với ý thức chính của mình. Anh ta hòa nhập những
hoàn cảnh trong cái bồn chứa tổng hợp đó. Nhưng anh ta phải xuất hiện
trước công chúng: ngay lúc này, tính dễ xúc động của anh ta lại bật cái công
tắc để cho anh ta tiếp xúc với các vệ tinh (nỗi sợ, tự ti, mặc cảm, v.v…).