Rất nhiều người, khi “tưởng tượng” đến việc hoạn thôi, đã cảm nhận
ngay một cảm xúc mãnh liệt rồi. Nhưng, đối với vài đứa trẻ, đã có sẵn một
nỗi lo sợ tinh thần về việc bị hoạn, bị cắt cụt tay chân. Nó xuất hiện ngay
sau vài hoàn cảnh nào đó, thường do các nhà giáo dục. Mấy đứa trẻ khi đã
có nỗi sợ bị thiến sẽ có nhiều phản ứng rất dữ dội về mặt cảm xúc, mà điều
đó cũng dễ hiểu thôi. Nỗi lo hãi của chúng hoặc là ý thức hoặc vô thức. Vả
lại người ta cũng thường thấy mấy đứa bé trai khi chạy, hay dùng tay bụm
lấy cơ quan sinh dục của chúng lại. Tại sao thẹn? Vì nỗi sợ thể chất hay tinh
thần?
Nhiều bậc cha me nhận thấy con mình thường lấy tay sờ hoặc phơi
bày cơ quan sinh dục của nó ra. Khuynh hướng này rất bình thường và tự
nhiên. Nhưng trước cảnh này, họ lại phản ứng một cách vụng về và vô cùng
tai hại “…nếu con cứ sờ nó hoài, nó sẽ rụng mất cho coi!…” – “…nếu con
cứ sờ nó hoài, người ta sẽ đến cắt nó đi và con sẽ thở thành con gái đó! –
“con không được làm như thế, nó dơ lắm (!!)…; con đang làm một việc xấu,
nếu con cứ tiếp tục, người ta sẽ ăn cắp nó mất…” – Hoặc điều ngu dại nhất
“… tao mà thấy mày đụng đến nó nữa, tao sẽ cắt nó, mày có biết không?…”
Việc này có vẻ như không có gì phải không? Hãy chờ xem! Chúng ta sẽ
xem xét trường hợp của thằng bé Jean, với tất cả những hậu quả có thể.
Trường hợp của Jean, một bé trai chín tuổi.
Jean là một bé trai rất nhạy cảm, mà đối với nó thì từ “người đốn
củi” đã làm cho nó xanh mặt rồi. Cũng nỗi hoảng sợ đó với các từ “rìu” và
“dao”. Jean được yêu cầu vẽ một cái gì đó liên quan đến những thứ đó. Nó
vẽ một cái cây bị một người tiều phu chặt bằng rìu. Từ trong cây chảy ra
một chất lỏng. Một đứa trẻ trốn chạy trước sự truy đuổi của một người đàn
ông.
Khi giao bức vẽ lại, nó cắt nghĩa “Đây là bố tôi” (nó chỉ người đang
rượt đuổi). “Còn cái này, tôi không biết là gì nhưng nó đang đau” (nó chỉ
vào cái cây). “Cái này (nó chỉ vào người tiều phu) bởi vì… bởi vì tôi không
ngoan…”. “Còn cái này là máu (nó chỉ vào chất lỏng)”. Và đúng thời điểm