Các nhà tâm lý đều biết, thí dụ như, ý niệm của từ Lửa được liên kết
rất chặt chẽ với Tình yêu. Nếu Lửa gợi nhớ Tình yêu tất nhiên nó cũng có
thể gợi đến tình dục, hoặc nói chung hoặc của cá nhân. Chúng ta hãy nghĩ
đến sự “rực sáng” của vài người sùng tín, hoặc đến những suy nghĩ chủ
động của những người yêu nhau “nóng cháy” được nói ở phần trên.
Tất cả những điều này sẽ là trò đùa thú vị nếu con người không đặt
sự sống trên các tượng trưng đó. Nhưng điều trái ngược lại xảy ra. Hơn nữa,
nếu các tượng trưng này được sản sinh bởi những cảm xúc vô thức, đến lượt
chúng cũng có thể khởi phát ra.
Đó là trường hợp của vài họa sĩ được gọi là “thần cảm” mà rất
thường khi họ chỉ làm mỗi công việc là tìm lại những tượng trưng vĩ đại có
sẵn trong mỗi con người chúng ta.
Vì thế, có hai loại người: những người đặt sự sống trên những tượng
trưng toàn năng, nhưng lại không biết điều đó dù cho các tượng trưng đó có
ảnh hưởng đến họ.
Và những người, đã biết rất rõ và sống với hết tâm trí của họ, có thể
sử dụng chúng để giúp đỡ và hiểu biết những người khác. Đó là những
người Am Tường.
Lửa, con trai của mặt trời
Giống như Mặt Trời, lửa ban phát hơi ấm, ánh sáng và làm tan biến
nỗi sợ hãi. Đối với những người xưa, Mặt Trời được gọi là Người Cha, và
Ngọn lửa trần gian là Người Con. Có rất nhiều lễ hội được tổ chức. Nhất
vào lễ Đông Chí (hiện nay là ngày 25–12 của chúng ta). Một nghi thức để
tôn vinh sự ra đời của Đứa Con–Lửa… Đạo Cơ Đốc vẫn còn duy trì các tục
lệ huy hoàng đó. Dù các tín đồ Cơ Đốc không nhớ chính xác ngày ra đời
của Chúa Giê su, nhưng họ vẫn duy trì nghi lễ của sự ra đời của Đứa Con–
Lửa. Thế là ngày 25–12 được ấn định là ngày sinh của Chúa Giêsu. Trong
dịp này, nhiều đống lửa thật lớn được đốt lên, và những cây đèn cầy nhỏ của
chúng ta là chỉ để gợi nhắc lại mà thôi.