gia đình không? Có phải do sự không thích nghi tình dục không? Một cuộc
hôn nhân bất thành không? Bởi các mặc cảm? Bởi ngộ độc? Bởi những cảm
xúc sâu lắng kéo dài suốt nhiều năm liền? Tính di truyền của bà ta như thế
nào?
Một người đàn ông mệt mỏi thần kinh. Có phải nguyên nhân chỉ đơn
thuần là thể chất không? Nó có thể do sự tiêm nhiễm bệnh lao (bệnh lao
tiềm tàng hoặc chậm phát triển). Hoặc giả chứng mệt mỏi thần kinh là hệ
quả của những cảm xúc luôn bị dồn nén, xung đột nội tại, thất bại liên tiếp,
một thơ ấu không thích nghi với tình trạng rối loạn sau cùng của hệ thần
kinh?
Hai trường hợp trên được đưa ra chỉ để làm thí dụ. Tìm cho ra các
căn nguyên của một chứng bệnh đôi khi là một công việc lâu dài và khó
khăn. Nhưng, với bất cứ chứng rối loạn nào, một tiểu sử căn bệnh phải được
thiếp lập, cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Thực ra, bất cứ một tiêu hao năng
lực quá đáng nào, bất cứ cảm xúc kéo dài nào, cũng đều có thể dẫn đến
chứng mệt mỏi thần kinh, cũng như đến chứng loạn thần kinh, tùy theo khí
chất và những thiên hướng đặc trưng của chủ thể. Xem người loạn thần kinh
là một người “bệnh tưởng tượng” hoặc “làm biếng” là một điều kém hiểu
biết hoặc ngu dốt.
Trước hết là phải phục hồi lại hệ thần kinh. Thông thường lúc ban
đầu người ta bắt buộc sự nghỉ ngơi, chất xtrichnin, phốtpho, kích thích tố,
canci, v.v… Đương nhiên việc chữa trị phải tùy thuộc vào những kết quả y
khoa.
Phân tách tâm lý học (đôi khi rất cần) sẽ loại trừ các nguyên nhân
tâm lý đã gây ra hoặc đã phát triển căn bệnh. Khoa tâm lý học sẽ phục hồi
và phát triển tính tự chủ. Nó sẽ trợ giúp việc điều hòa cơ chế vận hành não
bộ bậc cao. Nó sẽ làm như thế nào để cho người bệnh thích ứng sức lực của
mình cho phù hợp với nhu cầu. Khoa tâm lý chiều sâu, tùy theo tình hình, sẽ
chỉnh sửa lại nhân cách bị sai lệch hoặc bị giằng xé bởi các mặc cảm. Mà
theo đó xúc cảm có thể trở lại bình thường với một kết quả hài hòa cho khắp
cơ thể.