NHỮNG THÀNH TỰU LẪY LỪNG TRONG TÂM LÝ HỌC HIỆN ĐẠI - Trang 335

Trong rạp chiếu bóng hay bất cứ một căn phòng nào đó, chủ thể sẽ

chiếm một chỗ ngay lối ra vào. Anh ta làm điều này để có thể thoát thân
được ngay mỗi khi cơn hốt hoảng xuất hiện.

Thí dụ: Bà X. mắc chứng sợ những nơi đóng kín, khiếp sợ thang

máy. Tôi nhấn mạnh: khiếp sợ bị nhốt trong thang máy. Nhưng con trai và
mấy đứa cháu nội lại ở trên tầng tám của một cao ốc. Vì vậy bà X. phải đi
cầu thang và khổ cực đi lên tám tầng lầu Nhưng (và mỗi lần đều thế) sau khi
nhấn gọi thang máy và đứng đấu tranh với nỗi hốt hoảng trước cửa buồng
thang máy mở.

Ngoài nỗi sợ hãi nhức nhối và sự giận dữ với chính mình, người ta

còn thấy sự ngạc nhiên của những người ở trong tòa nhà khi thấy thái độ kỳ
quặc của bà ta.

Một thời gian sau, bà X. bị một chứng đau tim và bác sĩ tuyệt đối

cấm bà ta đi bộ lên nhiều tầng lầu. Bà X. rất thương con và cháu nội. Nhưng
nỗi ám sợ quá mãnh liệt và không bao giờ bà X. dám dùng thang máy để lên
nhà con mình. Cũng may là người con hiểu được hoàn cảnh này và cho bà
ta đến khám một nhà tâm lý học.

Thí dụ này cho thấy sức mạnh của sự ám sợ mà không một thứ gì có

thể chặn đứng nó. Và sự cố gắng để vượt qua nó, có khi là một thử thách dị
thường.

Trường hợp này cũng thế, chủ thể nhìn nhận tính cách “vô lý” của

triệu chứng. Có khi người đó cố cắt nghĩa bằng kỷ niệm của một tai nạn,
một trạng thái bất ổn. Đối với nhà tâm lý chứng sợ những nơi đóng kín
thường có liên quan với mặc cảm tự ti hoặc tội lỗi.

Chứng sợ đỏ mặt

Đây là một triệu chứng của những người nhút nhát hay quá dễ xúc

động. Chứng sợ đỏ mặt đôi khi có liên quan với những cảm thức tội lỗi, vô
thức.

Chứng hãi sợ bị bệnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.