như không còn biết đến bất cứ mọi hoạt động nào khác nữa. Anh ta tự giam
mình trong cô đơn, cảm thấy tự ti và khiêm nhường, sợ ngày mai và tự trách
mình một cách thậm tệ… cho đến cơn hưng phấn khác.
Được đẩy lên đến cực điểm này, những biểu hiện này là của một
người loạn thần kinh.
Khi chúng không mạnh đến thế, chúng ta chưa thật sự có chứng loạn
thần kinh, đó chỉ là một tính khí: tính khí của người bị tâm thần chu kỳ, rất
phổ biến. Vì vậy, chúng ta rất khó mà định được ranh giới của chứng loạn
thần kinh này. Mọi thứ đều tùy thuộc vào nhịp độ, thời gian và cường độ
của những thay đổi tâm trạng, mà chúng lại rất khác nhau giữa người này
với người kia. Dù gì đi nữa, tính khí của người bị tâm thần chu kỳ biểu hiện
sự mất cân bằng thần kinh tâm lý và sự biến dạng cá tính. Người ta thường
nhận thấy (ở nhiều mức độ khác nhau) ở những nhà lãnh đạo chính trị,
những kẻ kích động, những người làm cách mạng. Tính khí này là nền tảng
của hoạt động mạnh mẽ và lôi cuốn họ, có khi bị thôi thúc một cách hào
phóng và rất nhạy cảm, nhưng cùng với những đàn áp tàn nhẫn và sự thù
nghịch dữ tợn của họ.
Tôi nói đến chứng tâm thần chu kỳ, là để có thể trình bày đến một
chứng loạn thần kinh quan trọng có liên quan: bệnh hưng–trầm cảm.
Bệnh hoang tưởng (Paronoia)
Cũng là chứng bệnh thần kinh với nhiều biểu hiện khác nhau đi từ sự
mất cân bằng nhẹ cho đến những tình trạng bệnh tâm lý nặng và bệnh ảo
giác. Người hoang tưởng là người mà chúng ta thường gọi là bị “chứng
hoang tưởng tự đại” và “hoang tưởng bị truy hại”
Paranóia trước hết là một biến dạng cá tính. Người paranóia là một
người vô cùng kiêu ngạo, có khi được che giấu dưới tính khiêm nhường giả
tạo. Anh ta nghĩ mình là sự thông minh tuyệt hảo, tự gán cho mình tất cả
mọi vinh dự, sự sáng suốt, tất cả những đức tính. Anh ta là người yêu sách,
đòi hỏi cho mình sự nể trọng được dành cho những bậc cao nhân. Anh ta bị
nỗi sợ hãi dằn vặt, được che giấu dưới nhiều bộ mặt vị tha và ganh tị, lòng