Chỉ trong vòng gần một thế kỷ mà số bệnh nhân tâm thần đã tăng lên
gấp mười lần trong hầu hết các nước trên thế giới. Nước Pháp, Thụy Điển
và Hoa Kỳ bị nặng nhất và những người tâm thần đã trở thành một thảm họa
xã hội thực thụ.
Chúng ta phải ghi nhớ điều này: từ “điên” thật sự không có nghĩa gì
cả. Từ “điển” không nói lên điều gì cả và nó bao trùm rất nhiều bệnh khác
nhau mà các triệu chứng của chúng thường xen lẫn nhau. Đương nhiên một
người tâm thần là một người bệnh đấy, và cũng may là đã qua lâu rồi cái
thời mà người ta xem người đó như một tội phạm! Hơn nữa, anh ta đôi khi
biểu hiện một “biến họa bất ngờ” của vài biến dạng bình thường của cá tính.
Sự lú lẫn tâm thần
Đây chưa hẳn là chứng tâm thần, mà là sự “quá độ” của chứng uể
oải. Tất cả những hoạt động tâm lý đều giảm bớt đến mức tối đa. Người
bệnh cảm thấy đang ở trong tình trạng đờ đẫn tinh thần và trong tình trạng
“lẫn lộn”. Anh ta có cảm tưởng như đầu óc mình đang chìm trong đám
sương mù dày đặc. Anh ta không còn định hướng được ý nghĩ của mình…
Đôi khi, người bệnh nhầm lẫn thời gian; anh ta tưởng mình đang sống trong
thời đại trước (chẳng hạn như một người nào đó nghĩ mình đang sống lại
thời đầu của hôn nhân, hoặc lúc ban đầu của thời gian nhập ngũ, v.v…).
Việc tổng hợp trí tuệ được thực hiện với vô vàn khó khăn. Người bệnh
không thể nào hướng sự chú ý và sự nhận định của mình; như thế sẽ là
những phác thảo không có sự liên kết rõ rệt. Vì sự khiếm khuyết phối hợp
trong thời gian và không gian, nên có khi người bệnh cảm thấy “lạc lỏng và
đãng trí”. Sự lẫn lộn này có khi dẫn đến trạng thái đờ đẫn toàn diện, được
gọi là trạng thái sững sờ lú lẫn.
Như thế, ở đây đúng là sự phóng đại của những triệu chứng uể oải
và suy nhược thần kinh. Trong sự lú lẫn tinh thần, người bệnh đôi khi mất đi
“ý thức”; chẳng hạn anh ta không còn biết mình đang ở đâu. Trở lại trạng
thái bình thường, anh ta không còn nhớ những gì đã xảy ra trong thời gian
anh ta bị mất ý thức.