Sự lú lẫn tinh thần có khi chỉ là một rối loạn nhất thời, và đó là
chứng dễ chữa nhất của các chứng bệnh tâm thần. Phương pháp chữa trị sẽ
căn cứ vào nguyên nhân đầu tiên. Sự lú lẫn có thể là kết quả của nhiều tình
trạng kiệt sức, tổn thương nặng, ngộ độc, chấn thương sọ não.
Chứng tâm thần phân liệt
Là một bệnh tâm thần rất nặng, chứng tâm thần phân liệt dường như
là bệnh tâm thần ở mức cao nhất.
Bệnh tâm thần phân liệt khiến cho bệnh nhân bị mất đi việc tiếp xúc
với thực tế. Nói một cách khác cho dễ hiểu hơn, chúng ta hãy xem người bị
tâm thần phân liệt như là “một người có tâm thần xa lạ” mà người ta không
tài nào tiếp xúc được. Anh ta bị “cô lập” với thực tế, không có phản ứng và
hoàn toàn dửng dưng; anh ta sống trong một giấc mơ nội giới, và rất hiếm
khi một tình huống nào đó bên ngoài có thể lôi anh ta trở về thực tế được.
Chúng ta đã thấy trong Chứng Suy nhược tâm thần có biểu hiện
những cuộc xung đột nội tại, lo hãi và ám ảnh. Tại sao? Bởi vì sự khiếm
khuyết “tổng hợp trí tuệ” cho phép các ám ảnh cư ngụ như ký sinh trùng mà
không gặp sự chống đối nào. Trong chứng suy nhược tinh thần, người bệnh
nhận biết được chứng bệnh của mình, và cố dùng ý chí của mình để dựng
lên một rào cản.
Nhưng không có gì tương tự như thế với bệnh Tâm thần phân liệt…
Người bệnh có cúm người lại một cách tuyệt đối (Chứng Tự khép mình lại).
Tinh thần anh ta hoàn toàn xa lạ với thực tế. Có sự phân tán các mối liên kết
tinh thần. Trong tâm trí của người tâm thần phân liệt, được tạo dựng một thế
giới ảo giác mà người ta có thể xem như một giấc mơ “phi xã hội”. Có khi
người tâm thần phân liệt dễ bảo, trơ lì, dửng dưng. Anh ta tách xa đời sống
bên ngoài, ý thức của anh ta biến mất.
Những cái bĩu môi, nhăn mặt, cử chỉ theo nhịp xuất hiện, những cái
vỗ tay, những điệu bộ kỳ lạ. Anh ta coi thường những nhu cầu sơ đẳng của
cuộc sống, do đó biểu lộ sự giảm sút bản năng sinh tồn. Người bệnh có thể
có hư giác (mà anh ta tin là thật). Anh ta sẽ tranh cãi với một bạn chơi vô