Người đó bị bệnh một cách toàn diện… xuất phát từ một suy nhược
thần kinh được chôn vùi sâu kín. Như vậy, người ta không chỉ chữa các
điểm a và b, nhưng cả a lẫn b và nhất là cả i và j vì thế luôn cả f nữa. Chính
tại đây mà y học và tâm lý học làm việc sát cánh bên nhau trong một hành
động chung.
Theo dân gian, người ta nói “Chứng loét này do thần kinh”. Đúng ra
có lẽ người ta phải nói:
“Chứng loét này được đặt trên nền tảng cảm xúc bị ức chế; căn bệnh
này là “sú páp”, cho phép giải tỏa sự căng thẳng nội giới.
Thí dụ khác:
Một người đau khổ vì ám ảnh. Người đó tìm đến một nhà tâm lý
học. Các ám ảnh biến mất. Một ít lâu sau một rối loạn dạ dày dữ dội xuất
hiện. Người bệnh tìm đến một ông bác sĩ. Các rối loạn dạ dày biến mất. Sau
đó những đắn đo mệt sức xuất hiện. Người bệnh lại tìm đến nhà tâm lý học.
Tiếp đến là viêm đại tràng, co giật, các cơn nhức đầu, v.v…
Điều chắc chắn là người này đau khổ vì một xung đột sâu lắng. Sự
xung đột này tạo ra các triệu chứng, khi thuộc thể chất, khi thuộc tâm lý.
Thí dụ này cho thấy một căn bệnh là phản ứng của toàn bộ cơ thể.
Trong trường hợp này, ngoài các triệu chứng phải được chữa khỏi tình hình
chung của người này cũng phải được sửa đổi.
TOÀN BỘ CƠ THỂ PHẢN ỨNG LẠI
Nếu chúng ta gặp phải trường hợp bệnh lao phổi, thế phổi có phải là
một cơ quan riêng lẻ không? Không. Đó là một cơ quan liên kết với toàn bộ
cơ thể. Nó phụ thuộc vào toàn bộ hệ thống thần kinh, nó phụ thuộc vào các
phản ứng của kích thích tố, của bộ não ý thức và vô thức, của các hệ thần
kinh mà chúng lại phụ thuộc vào các tình huống từ bên ngoài, v.v…
Bất cứ người nào cũng đều liên quan đến môi trường mà anh ta đang
sống. Các mối liên quan này đòi hỏi những thích nghi thường xuyên. Cơ thể
chúng ta không ngừng phản ứng lại với ngoại cảnh. Nó phải: