Điểm thứ hai: nếu cảm giác đau được nối liền với vỏ não của chúng
ta, thì nó cũng được thay đổi cũng bởi chính cái vỏ não đó. Đây cũng là
lôgic thuần túy… Và trên thực tế, nó là như vậy.
Chúng ta biết đồi thị là trung tâm của cuộc sống bản năng và của các
cảm xúc. Nhưng mọi cảm thức đau đớn đều được kềm theo cảm xúc. Người
ta cũng biết (ai mà không đã chứng kiến nó tại phòng nha sĩ) là sự lo âu làm
gia tăng sự đau đớn, nhưng sự bình tĩnh và thư giãn làm giảm đi cái cảm
thức đau đớn.
Cảm thức đau có thể bị loại bỏ bằng cách nào? Trước hết, làm ngủ
vỏ não (thí dụ bằng gây tê). Trong trường hợp này, sự đau đớn vẫn còn
nhưng cái cảm thức đau này không đến được vùng não trên. Cũng vì thế mà
vài người cuồng kích không phản ứng gì trước những sự đau đớn bình
thường rất khủng khiếp. Tại sao? Bởi vì vỏ não của họ đương nhiên đã bị ức
chế. Nó cho thấy có nhiều “vùng vô cảm” mà người ta có thể tra tấn, vẫn
không hề làm cho người cuồng kích có bất cứ một phản ứng nào… Nói cho
đúng, ở đây đã có sự gây tê tự nhiên do sự hoạt động không tốt của vỏ não.
Điều trái lại xảy ra trong trường hợp sinh đẻ không đau. Thay vì làm
ý thức ngủ, người ta tăng cường nó. Chúng ta biết vỏ não có một nhiệm vụ
quan trọng: nó “chặn đứng” các phản ứng xúc cảm. Tôi có nói đến sự thoải
mái tinh thần cho phép một biểu hiện tối thiểu hoặc gần như không đối với
cảm xúc. Người ta thấy ngay một hoạt động tốt của vỏ não có thể “ngăn
chặn” sự đau đớn… bởi vì nó ngăn chặn cảm xúc!
Như vậy sinh đẻ không đau là việc học làm sao làm gia tăng ý thức
và sự thoải mái. Như thế trước hết người ta có thể tránh nỗi lo sợ làm gia
tăng cảm xúc. Rất thường khi, cơn đau của sinh đẻ được đặt trên nền tảng
của một phản xạ có điều kiện: nỗi sợ bị đau. Như vậy người ta thực hiện
một phản xạ hoàn toàn trái ngược. Chủ thể sẽ tin chắc vào tính cách tự
nhiên và không đau của sự sinh đẻ. Phải được thực hiện một tập luyện để
tạo ra phản xạ này. Hơn nữa, chủ thể phải được huấn luyện theo phương
pháp hít thở và bằng bụng, hầu bảo đảm sự tiến triển hoàn hảo của sự sinh
nở.