khoán năm 2007 ở Việt Nam dễ dàng như thế là dựa vào nguyên
tắc then chốt “hãy theo đám đông” vì ai cũng làm thế, do đó mua
chứng khoán là một hành động đúng.
Nguyên tắc đầu tư trên ở TTCK Việt Nam năm 2007 cũng chính
là tinh thần của ngụy biện tiếp theo mà tôi sẽ giới thiệu với bạn -
ngụy biện Ai cũng làm vậy. Ngụy biện Ai cũng làm vậy phát biểu
rằng vì hầu hết mọi người thực hiện một hành động nào đó nên
hành động đó là một thực tiễn đúng đắn hay chính xác.
“Vì ai cũng vứt rác ra ngoài đường nên tôi làm việc đó cũng chẳng
có gì tội lỗi.”
Ai cũng làm vậy là một ngụy biện vì tất cả mọi người đều làm
một hành động nào đó không có nghĩa là nó đúng. Vì hầu hết mọi
người tin rằng có thánh thần, cho nên có thánh thần tồn tại?
Trong thực tế, có những trường hợp mà hành động nào đó của
số đông sẽ làm thay đổi cục diện của vấn đề. Rút ra kết luận trong
những trường hợp này không phải là một hành động ngụy biện. Tuy
nhiên, bạn phải giải thích được mối quan hệ mà trong đó hành động
của số đông ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Tôi xin lấy ví dụ
về đạo đức. Đạo đức là những chuẩn mực được thừa nhận rộng rãi
trong xã hội. Có nghĩa là hầu hết mọi người tin và hành xử theo
một số cách nào đó. Tất nhiên có những người cá biệt không đồng
tình với các chuẩn mực này, nhưng sự đồng tình của số đông vẫn
chính thống hoá các chuẩn mực đạo đức. Chẳng hạn:
“Vì mọi người đều yêu tổ quốc, nên yêu tổ quốc là một hành
động đạo đức.”
Ngụy biện Ai cũng làm vậy nếu dựa trên những trường hợp
không thực sẽ rất mỏng manh vì đối thủ của bạn sẽ nhanh chóng
nhận ra cái phi thực tế và có thể vịn vào đó để đáp trả lại bạn. Chẳng