NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 115

Trong ví dụ này, người phạm ngụy biện đưa ra tuyên bố về hai

tiêu chuẩn khác nhau. Một giành cho bản thân mình và một giành
cho người nghe. Vì người nghe không có được tiêu chuẩn (nào đó)
như người phạm ngụy biện, do đó anh này không thể nhìn thấy cái
đẹp trong bức tranh trên.

Biện hộ đặc biệt sở hữu hai đặc tính: (i) người phạm ngụy biện áp

dụng hai tiêu chuẩn khác nhau cho cùng một trường hợp và (ii) người
phạm ngụy biện không chứng minh được một cách hợp lý vì sao phải
áp dụng hai tiêu chuẩn khác nhau.

Đơn thuần áp dụng tiêu chuẩn kép chưa đủ để kết luận rằng đó

là một ngụy biện Biện hộ đặc biệt. Để được gia nhập hàng ngũ của
ngụy biện này, hành động áp dụng tiêu chuẩn kép phải đi kèm với đặc
tính thứ hai mà tôi vừa nêu trên. Nếu chúng ta có thể chứng minh
được rằng việc áp dụng tiêu chuẩn kép là chính xác thì đó không
phải là một ngụy biện Biện hộ đặc biệt và cũng chẳng phải là một
ngụy biện. Ví dụ trong trường hợp cả lớp đều phải lên bảng trả bài và
khi đến lượt mình, học sinh A không lên bảng trả bài vì bị bệnh thì
đó không phải là một Biện hộ đặc biệt. Tuy nhiên, nếu học sinh này
từ chối lên bảng trả bài chỉ vì bạn này nghĩ mình không phải tuân
theo tiêu chuẩn đó thì đó là một ngụy biện Biện hộ đặc biệt.

Thông thường, chúng ta rất dễ dàng nhận ra khi ai đó đưa ra

những tuyên bố từ chối tiêu chuẩn chỉ vì tiêu chuẩn đó không áp
dụng cho người nói và chúng ta cũng sẽ không chấp nhận những
phát biểu kiểu này. Do vậy, trong hầu hết trường hợp, để tỏ ra “có
lý”, người phạm ngụy biện sẽ nêu ra những lý do đi kèm với phát biểu
của mình.

Trong nhiều trường hợp, những lý do đúng đôi khi có thể bị hiểu

nhầm là những ngụy biện Biện hộ đặc biệt. Đó là những tình huống
mà đúng sai của lý do không thể chứng minh được. Ví dụ bạn bè tôi lái

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.