NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 124

Nếu trước khi thi tôi chịu khó học bài một chút thì chắc chắn

bây giờ điểm số của tôi đã khác rồi. Tôi vốn thông minh cơ mà.

Phát biểu trên là ngụy biện vì chữ “nếu” ở câu trên là rất vô căn

cứ. Dù có chắc chắn đến mức nào đi nữa thì chúng ta không tài
nào chắc chắn được rằng khi vế sau “nếu” xảy ra thì thực tế
hiện tại có bị thay đổi như người phạm ngụy biện trên đã kết luận
hay không. Đơn giản nhìn nhận, nếu tất cả chúng ta đều chấp
nhận những chữ “nếu” trong quá khứ (khác với “nếu” sử dụng để
hình dung những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai) thì chuyện gì
cũng có thể xảy ra được. Bằng cách đó, rất nhanh chóng chúng ta sẽ
sống trong một thế giới của những giả thuyết hoang đường đến
không tưởng như:

Nếu Graham Bell không tồn tại thì ngày nay chắc chúng ta vẫn

còn liên lạc với nhau chỉ cách viết thư giấy và gửi thư bằng bồ
cầu.

Hay:

Nếu Pele không sinh ra thì tuyển Brazil sẽ chẳng bao giờ vô địch

World Cup năm 1958, 1962 và 1970 được.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phương pháp lập luận sử dụng giả

thuyết là đúng. Những lập luận như trên hay ở ví dụ về các cậu học
trò lười biếng chỉ bị xếp vào hàng ngũ ngụy biện khi những giả định
thay đổi chi tiết nào đó trong quá khứ có thể (hoặc không thể) thay
đổi hiện tại theo cách mà người phạm ngụy biện tuyên bố. Như trong
ví dụ trên về Graham Bell, nếu ông này không chế tạo ra điện
thoại thì cũng có khả năng sẽ có người khác chế tạo ra. Từ đó, kết
luận ở vế sau không có căn cứ đầy đủ và do đó đây là một trường
hợp Ngụy biện giả thuyết. Tuy nhiên trường hợp thay đổi trong quá
khứ chắc chắn dẫn đến thay đổi cụ thể nào đó ở hiện tại sẽ không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.