được coi là ngụy biện. Ví dụ, một học trò lười bị điểm kém môn toán
và cô giáo cho cậu học trò này đặc ân là nếu chịu làm bài và nộp vào
đúng 2 giờ chiều ngày thứ Hai thì dù làm bài sai đến đâu cô giáo
cũng cho cậu 5 điểm để qua môn toán. Kết quả là cậu ta nộp bài trễ
hơn thời gian quy định. Khi đó cô giáo nói:
Nếu em nộp bài trước 2 giờ như tôi đã quy định thì em đã qua
được môn toán rồi.”
Ở
đây phát biểu của cô giáo không phải Ngụy biện giả thuyết vì
hành động nộp bài đúng giờ của cậu học trò chắc chắn sẽ thay đổi
hiện tại theo như kết luận của cô giáo. Do vậy, để phân biệt đâu là
Ngụy biện giả thuyết và đâu là một lập luận có căn cứ sử dụng giả
thuyết, chúng ta phải nhìn vào tính chắc chắn và xác đáng liên
kết giữa tiền đề và kết luận trong lập luận.
Ngụy biện giả thuyết có thể được viết lại dưới dạng sau đây:
1. Thực tế A xảy ra và do đó B hiện tại.
2. Nếu A’ xảy ra thì xảy ra B’ hiện tại (không chắc chắn rằng
trường hợp đó là duy nhất).
3. Do đó, A’ xảy ra thì B’ xảy ra ở hiện tại.