1. Dạng #1: Kết luận nằm trong tiền đề.
2. Dạng #2: Kết luận nằm trong một tiền đề thuộc chuỗi lập
luận dẫn đến kết luận. Dạng Điệp nguyên luận này đôi khi còn
được biết đến dưới tên Lập luận luẩn quẩn.
Điệp nguyên luận đôi khi đơn giản đến ngờ nghệch nhưng đôi
khi cũng tinh quái và khó phát hiện ra. Để giúp bạn dễ hình dung
hơn, hãy xem ví dụ dưới đây.
Dạng #1: Kết luận nằm trong tiền đề
Chúng ta nên ngăn cản hoạt động đầu cơ bất động sản vì ngăn
cản hoạt động đầu cơ là một nhiệm vụ nên làm.
Tiền đề: Ngăn cản hoạt động đầu cơ là một nhiệm vụ nên làm
(A nên làm).
Kết luận: Chúng ta nên ngăn cản hoạt động đầu cơ bất động
sản (do đó chúng ta nên làm A).
Nếu hút thuốc nơi công cộng không phạm luật thì pháp luật của
chúng ta đã không cấm nó rồi.
Tiền đề: Hút thuốc nơi công cộng bị luật cấm (A bị B).
Kết luận: Do đó hút thuốc nơi công cộng trái luật (do đó, A bị
B).
Trong hai ví dụ trên, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng cái mà
người ngụy biện làm trong những lập luận của mình chỉ là nêu tiền
đề, thêm vào chữ “do đó” và nêu lại tiền đề một lần nữa. Nó
chẳng khác gì câu nói: “Tôi đẹp trai vì tôi đẹp trai.”