Dạng #2: Kết luận nằm trong một tiền đề thuộc chuỗi lập luận
dẫn đến kết luận
Dạng này khó phát hiện hơn vì chúng ẩn trong tiền đề của
những chuỗi lập luận và đôi khi còn được “bỏ qua” một cách có chủ ý.
Chẳng hạn phát biểu “Phá thai là hành động mưu sát. Do đó, phá thai
là hành động vô đạo đức” là một ngụy biện. Để tiện cho việc “mổ xẻ”
phát biểu ngụy biện này, tôi sẽ viết lại dưới dạng sau:
Phá thai là hành động mưu sát.
Mưu sát là hành động vô đạo đức.
Do đó, phá thai là hành động vô đạo đức.
Ngụy biện ở chỗ nào? Lập luận trên ngụy biện ở chỗ giả định rằng
“phá thai là hành động mưu sát” vì nếu tuyên bố như vậy thì
nghiễm nhiên “phá thai là hành động vô đạo đức.” Bạn vẫn chưa hiểu
vì sao phát biểu trên là một ngụy biện ư? Để tôi viết lại nó thêm một
lần nữa.
Tiền đề: Phá thai là hành động mưu sát
=> Mưu sát – hành động giết người một cách vô đạo đức => Phá
thai – là hành động vô đạo đức.
Như vậy nghĩa là, tuyên bố “phá thai là hành động mưu sát”
chính là tuyên bố “phá thai là hành động vô đạo đức.” Ở đây chẳng
có lập luận nào diễn ra cả. Kết luận “phá thai là hành động vô đạo
đức” đã được ẩn ý và giả định ngay trong tiền đề. Kết luận của lập
luận này chỉ đơn giản là nhắc lại những gì người nói đã giả định
trong tiền đề.
Điệp nguyên luận có thể được trình bày dưới hình thái lập luận
đơn giản sau: