Người Việt Nam chẳng cần tìm gì, cứ đào đại xuống đâu đó
5.000 mét. Kết quả các nhà khảo cổ Việt Nam không tìm thấy gì cả
vội vàng đăng báo kết luận “5.000 năm trước Việt Nam đã sử dụng
wifi.”
Câu chuyện trên vừa mang tính giải trí vừa là mở đề cho ngụy
biện tiếp theo mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn - Ngụy biện
bất khả tri. Ngụy biện này hoạt động trên cơ chế “đá” quả bóng
trách nhiệm phải chứng minh tính bất hợp lý của người lập luận sang
cho đối thủ của anh này và nếu đối thủ của anh này không thể
chứng minh được tính bất hợp lý thì có nghĩa lập luận đó... hợp lý.
Nói cách khác, nếu không chứng minh được sai thì có nghĩa là đúng.
Chẳng ai chứng minh được tôi không đẹp trai cả. Do đó, tôi đẹp
trai.
Bạn nghĩ phát biểu trên của tôi là sai chứ gì. Bạn thử chứng minh
nó sai một cách logic xem nào!
(Nếu bạn không làm được thì có nghĩa là tôi đúng.)
Lập luận theo cách thức Ngụy biện bất khả tri là sai vì nó suy
luận rằng nếu một phát biểu không thể bị chứng minh là sai thì nó
phải đúng mà bỏ qua lựa chọn thứ ba: có thể không có đủ thông tin để
chứng minh phát biểu đó là đúng hay sai. Bằng cách bỏ qua lựa chọn
thứ ba, người nói đã mắc lỗi trong suy luận, do đó phát biểu này hiển
nhiên là một ngụy biện.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hình thức suy luận dạng Ngụy biện
bất khả tri cũng sai. Có những trường hợp cách thức lập luận này
hoàn toàn chính xác. Dưới đây tôi xin nêu 2 trường hợp phổ biến
nhất, trong đó lập luận kiểu Ngụy biện bất khả tri được xem là hợp
lý.