NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 48

chúng ta (trừ những người không bình thường hay các thiên tài nào
đó mà tôi chưa biết) tuyên bố rằng gà là loài gặm nhấm. Phát
biểu chủ quan là những phát biểu mang màu sắc cá nhân. Những
phát biểu chủ quan không thể được chứng minh đúng sai dựa trên các
tiêu chuẩn.

Trong tranh luận, các phát biểu phải mang tính khách quan, nếu

không mọi thứ sẽ chẳng đi đến đâu. Nếu hai người tham gia tranh
luận liên tục đưa ra những phát biểu chủ quan cá nhân thì nhiều khả
năng sẽ xảy ra một cuộc cãi vã (trừ khi một bên không muốn tiếp
tục tranh luận).

Ngụy biện chủ quan là phương pháp biến chuyển một cách khéo

léo những tranh luận đúng nghĩa (sử dụng các phát biểu khách quan)
trở thành “chuyện của tôi.” Ngụy biện này thường được sử dụng như
chiến tuyến cuối cùng bảo vệ người phạm ngụy biện trong những
tình huống người này không còn khả năng đưa ra lập luận hợp lý
nữa. Chẳng hạn, tôi và bạn tôi từng tranh luận về chủ đề thương
hiệu máy tính xách tay nào đứng đầu năm nay.

Bạn tôi: “Sony là thương hiệu đứng đầu thị trường. Chuyện đó ai

cũng biết cả” (Điệp nguyên luận đây.)

Tôi: “Apple mới là thương hiệu đứng đầu thị trường theo khảo sát

của Worst & Best Laptop Brand 2012” (Chìa kết quả khảo sát ra.)

Bạn tôi: “Đúng là khảo sát cho ra kết quả như vậy, nhưng với tôi

Sony mới là thương hiệu hàng đầu” (Ngụy biện chủ quan.)

ví dụ trên, cuộc tranh luận được kỳ vọng là cuộc tranh luận

mang màu sắc đúng nghĩa với những lập luận hợp lý và khách quan
của hai bên đã bị xen vào bởi các ngụy biện. Và ở chiến tuyến cuối
cùng đó, anh bạn tôi đã tung ra Ngụy biện chủ quan để thoát nạn
bình an vô sự.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.