Thông thường khi gặp phải ngụy biện này, nhiều người có thói
quen đáp lại bằng sự nhún nhường để tránh động chạm đến khái
niệm “thiêng liêng” mang tên quyền tự do cá nhân. Phản ứng mang
tính thói quen đó đã là mảnh đất màu mỡ cho ngụy biện này tự do
tung hoành. Và đúng với tính chất “phòng tuyến cuối cùng” của
mình, người phạm ngụy biện trong hầu hết trường hợp sẽ không sử
dụng ngụy biện này vì Ngụy biện chủ quan xuất hiện đồng nghĩa
với việc vấn đề đang tranh luận cũng sẽ được đóng lại. Rốt cuộc thì
tôi còn tranh luận tiếp làm gì khi anh bạn tôi quả quyết rằng đó là
cái nhìn cá nhân của chỉ riêng anh ta trên toàn cõi thế gian này cơ
chứ.
Ngụy biện chủ quan có thể được viết lại dưới dạng sau:
1. A phát biểu B kèm theo các lập luận.
2. C tuyên bố rằng B đúng với ai chứ không đúng với mình.
3. Do đó, việc C từ chối chấp nhận phát biểu B là đúng.