NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 51

bị xem là trái đạo đức. Trong câu chuyện này, lập luận của phe phản
đối mắc phải một lỗi sai là dù có nhân bản thành công cừu Dolly thì
cũng không có nghĩa trong tương lai chúng ta sẽ nhân bản con người,
dù rằng khả năng đó có thể xảy ra. Lập luận trong câu chuyện cừu
Dolly cũng là một ngụy biện có tên Lý luận tuột dốc.

Lý luận tuột dốc, như tên gọi của nó, giả định rằng một khi

chúng ta đặt chân ở đỉnh dốc, chúng ta sẽ bị trơn tuột đến đáy mà
không có cơ hội quay lại. Theo ngụy biện này, sự kiện A xảy ra, chắc
chắn sẽ dẫn đến sự kiện B. Đây là một ngụy biện vì trong những
phát biểu kiểu này, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy những lập
luận hợp lý chứng minh rằng chắc chắn sẽ có một sự kiện B theo
sau sự kiện ban đầu kia.

Trong thực tế, có tồn tại những sự kiện mang tính nối tiếp tạo

thành chuỗi. Trong chuỗi sự kiện, một sự kiện sẽ được theo sau bằng
sự kiện khác. Tuy nhiên, chuỗi sự kiện đó không tuyến tính chỉ với
một khả năng duy nhất xảy ra. Chỉ tồn tại một số ít những trường
hợp mà điều chúng ta làm chắc chắn sẽ dẫn đến một điều tồi tệ
tiếp theo. Hút thuốc phiện hay phạm pháp nằm trong nhóm này.
Còn lại, trong hầu hết các trường hợp khác, chúng ta luôn có chọn
lựa. Cái sai của Lý luận tuột dốc không nằm ở chỗ sự kiện tiêu cực
nối tiếp có xảy ra hay không mà ở chỗ nó chỉ “có thể” xảy ra chứ
không phải “chắc chắn”. Nếu chúng ta tin rằng ngụy biện theo
kiểu Lý luận tuột dốc là đúng, cuộc sống sẽ trở thành thảm hoạ. Ăn
sẽ trở thành hành động gây béo phì. Uống sẽ khiến thận bị quá tải.
Đi học sẽ khiến chúng ta trở thành những con mọt sách không có kỹ
năng sống.

Một ví dụ đơn giản khác mang màu sắc vui đùa mà tôi hay sử

dụng khi nói chuyện với bạn bè mình như sau:

Bạn tôi: Hôm nay tôi thấy không vui.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.