NHỮNG TRÒ NGỤY BIỆN BIẾN SAI THÀNH TRÁI - Trang 66

Ngụy biện tâm lý (tên nguyên bản là Psychologist’s fallacy) được

đặt tên bởi nhà tâm lý học và triết học người Mỹ William James.
Ngụy biện này xuất hiện khi người phạm ngụy biện khẳng định rằng
một người hay nhóm người có phẩm chất hay trạng thái nào đó bởi
người phạm ngụy biện cũng có trạng thái phẩm chất ấy.

“Tôi nghĩ chẳng ai thích anh ta được vì đến tôi còn không thích

anh ta cơ mà.”

Phát biểu trên là một ngụy biện vì dù rằng con người trong

nhiều trường hợp có những hành động và suy nghĩ giống nhau,
nhưng hầu hết trường hợp, mỗi người chúng ta có những phẩm
chất riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như hoàn cảnh môi
trường, điều kiện sinh trưởng, cấu tạo sinh lý mỗi cá nhân... Trạng
thái của mỗi người sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào không gian, thời gian,
các động lực và cách thức suy nghĩ của mỗi cá nhân. Do đó, sẽ là một
suy luận thiếu chính xác khi cho rằng trạng thái phẩm chất của
chúng ta cũng sẽ là trạng thái phẩm chất của những người khác. Từ
góc nhìn lập luận, cái sai ở đây nằm ở chỗ người phạm ngụy biện đã
đưa ra kết luận dựa trên một giả định chưa được chứng minh. Dùng
ví dụ trên, tôi có thể viết lại dưới dạng sau đây:

“Tôi nghĩ chẳng ai thích anh ta được vì đến tôi còn không thích

anh ta cơ mà.”

a. Tôi không thích anh ta.

b. Tất cả mọi người đều giống tôi.

c. Do đó, tất cả mọi người đều không thích anh ta.

(Rõ ràng chẳng ai chứng minh được mọi người cũng có suy nghĩ

giống “tôi”.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.