bạn “mã hoá” thông điệp của mình và cách tôi “giải mã” thông điệp đó
sẽ không bao giờ giống nhau được.
Nhiều người, do vô tình hay cố ý, đã lợi dụng lỗ hổng này trong
giao tiếp để giành chiến thắng bằng cách sử dụng một trong
những ngụy biện tinh vi là Ngụy biện người rơm. Người sử dụng ngụy
biện này cố tình bóp méo lập luận của đối phương, biến nó thành
một lập luận yếu đuối để sau đó dễ dàng “xử lý” và tuyên bố trong
vui sướng rằng lập luận của gã đối thủ kia đã bị đánh bại.
A: Tôi nghĩ nên để cho giới trẻ ngày nay nhiều khoảng trống hơn
để có thể tự đưa ra những lựa chọn cho bản thân.
B: Tôi không đồng ý với anh. Không thể để lũ trẻ muốn làm gì
thì làm được. Chúng sẽ mau chóng hư hỏng.
Ở
đây, lập luận đầu tiên của người A là:
“Cho giới trẻ nhiều khoảng trống hơn để tự lựa chọn.”
Lập luận của người B là:
“Không thể để lũ trẻ thích làm gì thì làm.”
Lập luận của người B bóp méo lập luận của người A và biến nó
thành một lập luận sai lầm. Tất nhiên chúng ta không thể để lũ trẻ
thích làm gì thì làm, nhưng đó đâu phải là lập luận của người A.
Mục tiêu đầu tiên của chúng ta khi sử dụng Ngụy biện người rơm
là bóp méo các phát biểu của đối thủ. Để làm được điều này, chúng
ta có thể phóng đại hoá phát biểu của đối thủ đến mức cực đoan vì
những phát biểu cực đoan cực kỳ dễ phản bác. Chẳng hạn:
A: Nạn tắc đường thường xuyên xảy ra do lượng xe máy lưu thông
ngày càng nhiều. Để giải quyết vấn nạn này, chúng ta phải hạn