chế xe máy.
B: Không còn xe máy thì xây đường xá để làm gì.
Ở
đây người A đưa ra một phát biểu về hạn chế xe. Người B cực
đoan hoá phát biểu của người A bằng cách diễn giải lại phát biểu này
trở thành không còn chiếc xe máy nào.
Ngụy biện Người rơm là một “đường binh” rất khôn ngoan.
Bằng cách tạo ra một người rơm (lập luận cực đoạn bóp méo lập luận
của đối thủ), chúng ta có thể dễ dàng đánh bẹp người rơm này.
Trong tình huống xấu nhất, nếu đối thủ phát hiện ra bạn sử
dụng ngụy biện này, người phạm ngụy biện sẽ tuyên bố rằng mình
đã “vô tình” hiểu sai ý của người kia chứ không cố tình bóp méo nó
và do đó bảo toàn hình ảnh của mình để tiếp tục cuộc tranh luận.
Ngụy biện Người rơm có thể được viết lại dưới dạng đơn giản sau
đây:
1. Người A trình bày B.
2. Người C phản bác và đánh bại B. (một ý kiến/ phát biểu/ lập
luận trông có vẻ là B nhưng thực ra là một phiên bản được bóp méo
đến cực đoan của B.)
3. Do đó, B sai.