chắc chắn chẳng phải là con Lừa kia rồi.”
Chủ lừa không muốn người ta cười mình, nên ông bảo con trai leo lên
lưng lừa mà cưỡi.
Họ đi thêm được một quăng đường nữa, lại gặp ba người lái buôn đi qua.
“Ô hô, cái gì thế này?” họ la lên. “Phải biết kính trọng tuổi già chứ, chú
em! Khỏe mạnh như vậy thì xuống đi để cho ông già cưỡi chứ.”
Mặc dù ông chủ chẳng mệt, nhưng ông cũng bảo con trai xuống và ông
leo lên cưỡi, để khỏi phải giải thích gì với họ.
Tại cổng làng họ gặp mấy người phụ nữ xách giỏ đầy những rau quả và
trái cây đem ra chợ bán.
“Trông kìa cái ông già ích kỷ,” một người la lên. “Ông chỉ biết cưỡi có
một mình, còn thằng con thì bắt phải đi bộ.”
Ông chủ hơi phật ý, nhưng để cho khỏi chướng mắt họ, ông bảo con leo
lên ngồi sau lưng lừa.
Họ vừa mới bắt đầu đi tiếp thì lại nghe tiếng lao xao của một nhóm
người bên đường.
“Tội nghiệp chưa,” một người la lên, “cả hai người cùng cưỡi để đè cho
con vật không biết nói tội nghiệp kia chết luôn đấy! Hai người khỏe mạnh
như thế thì khiêng nó cũng còn được ấy chứ, bắt nó cõng cả hai như vậy ra
đến chợ thì chắc nó sụm mất.”
“Chắc là họ chỉ muốn bán có tấm da của nó thôi,” một người khác nói.
Hai cha con vội vàng leo xuống, và chỉ một lát sau, cả chợ ồ lên cười khi
thấy hai cha con gánh con Lừa vào chợ. Họ ùa chạy ra để nhìn thấy cái cảnh
tượng có một không hai này.
Con Lừa xưa nay đâu thích để cho người ta khiêng như vậy, mà lại rất
nhiều người đến dòm và chỉ vào mặt nó vừa cười vừa la, nó liền đá tung lên