(Aristotle, Rhetoric, ii. 20).Ông sau đó sống trong triều đình Croesus, tại đó
ông gặp Solon, và ăn tối cùng với nhóm Bảy Nhà Hiền Triết Hy Lạp và
Periander ở Corinth.Dưới triều đình Peisistratus, người ta cho rằng ông đã
đến Athen, tại đó ông đã kể câu truyện ngụ ngôn Lũ Ếch Muốn Có Vua để
thuyết phục dân chúng từ bỏ ý định phế truất Peisistratus để tìm người thay
thế cầm quyền.Tuy nhiên, có một câu chuyện ngược lại, kể rằng Aesop
bênh vực dân chúng chống đàn áp bằng cách thông qua các câu truyện ngụ
ngôn của ḿnh, đả kích Peisistratus, là người chống tự do ngôn luận.
Theo sử gia Herodotus, Aesop chịu một cái chết khốc liệt dưới tay
những người dân Delphi, nhưng sử gia này không nói rõ nguyên nhân.Các
nhà văn sau này có nhiều nhận định khác nhau, như cho rằng đó là do việc
châm biếm lăng mạ của ông , việc tham ô tiền bạc do Croesus giao cho ông
để phân bổ tại Delphi, và lời đồn về việc nhạo báng của ông về một chiếc
cốc bạc.Một đợt dịch bệnh xảy ra sau đó được cho rằng là nguyên nhân đưa
đến việc hành hình ông, dân Delphi tuyên bố quyết tâm đòi Aesop đền
mạng, thay cho một người có liên hệ gần hơn với dịch bệnh đó, được cho là
cháu gọi một người chủ cũ của Aesop bằng ông có tên gọi là Iadmon
(ÉÜä́ùí).
Các câu chuyện phổ biến xoay quanh Aesop được Maximus Planudes,
một nhà tu ở thế kỷ thứ 14, kết hợp lại thành một bản tiểu sử đưa vào phần
lời tựa cho một tập truyện ngụ ngôn dưới tên của Aesop.Theo lưu truyền
ông là người hình hài cực kỳ xấu xí và dị dạng, đây là chủ đề cơ bản trong
việc thực hiện bức tượng kỳ dị của ông bằng cẩm thạch ở lâu đài Albani,
Rome, là một “chân dung của Aesop”.Cách nhìn nhận này về tiểu sử Aesop
đã thực sự tồn tại một thế kỷ trước thời kỳ Planudes.Người ta thấy nó xuất
hiện trong bản thảo viết tay của một tác phẩm ở Florence vào thế kỷ 13.Tuy
nhiên, theo một bản tường thuật khác của sử gia Hy Lạp Plutarch về buổi
tiệc rượu đêm chiêu đãi Bảy Nhà Hiền Triết, tại đó, Aesop là khách mời, có
nhiều lời lẽ chế giễu về thân phận nô lệ của ông trước đó, nhưng không thấy