Giống như Lebanon, Syria cũng đã trở thành một nơi bị các cường
quốc bên ngoài sử dụng để đạt được mục tiêu của họ. Nga, Iran và phái
Hezbollah ở Lebanon ủng hộ các lực lượng chính phủ Syria. Các nước Ả-
rập ủng hộ phe đối lập, nhưng các quốc gia khác nhau hỗ trợ các nhóm đối
lập khác nhau: ví dụ cả người Saudi và Oatari đều đang tranh giành ảnh
hưởng, nhưng mỗi nước lại hậu thuẫn cho một đại biểu khác nhau để đạt
được điều đó.
Sẽ cần có kỹ năng, lòng can đảm và một yếu tố thường thiếu vắng - sự
thỏa hiệp - để giữ cho nhiều trong số những vùng đất này kết nối lại cùng
nhau như một không gian duy nhất có thể quản lý được. Đặc biệt khi các
phần tử thánh chiến (jihadist) Sunni đang cố chia rẽ các vùng này để mở
rộng “vương quốc Hồi giáo (caliphate)“ của chúng.
Các nhóm như Al-Qaeda và gần đây là Nhà nước Hồi giáo (IS) đã nhận
được sự ủng hộ cho chúng một phần vì nỗi sỉ nhục mà chủ nghĩa thực dân
gây ra và sau đó là vì thất bại của chủ nghĩa dân tộc liên Ả-rập - và trong
một chừng mực nào đó, của quốc gia dân tộc Ả-rập. Các nhà lãnh đạo Ả-rập
đã không thể đem lại sự thịnh vượng hay tự do, và lời kêu gọi mê hoặc lòng
người của Hồi giáo, vốn hứa hẹn giải quyết mọi vấn đề, đã tỏ ra hấp dẫn với
nhiều người trong một vùng đất nổi bật bởi sự pha trộn độc hại giữa lòng mộ
đạo, thất nghiệp và đàn áp. Người Hồi giáo hoài niệm về thời kỳ hoàng kim
khi Hồi giáo còn cai trị cả một đế chế và ở vị trí dẫn đầu về kỹ nghệ, nghệ
thuật, y học và chính quyền. Họ đã giúp đưa ra ánh sáng những mối nghi
ngờ cổ xưa về “kẻ lạ” trên khắp Trung Đông.
Nhà nước hồi giáo (IS) phát triển từ nhóm mệnh vào cuối những năm
2000, trên danh nghĩa được chỉ đạo bởi những tàn dư của nhóm lãnh đạo Al-
Qaeda. Vào thời điểm cuộc nội chiến Syria bùng phát toàn diện, nhóm này
đã tách khỏi Al-Qaeda và tự đổi tên. Ban đầu nhóm được thế giới bên ngoài
biết đến dưới tên gọi ISIL (“Nhà nước Hồi giáo lraq và Tây Á ” - “Islamic
State In the Levant”) nhưng vì “Tây Á” trong tiếng Ả-rập là AI Sham, dần