trong việc khiến Hoa Kỳ đôi khi bất an về việc cắt giảm khoản viện trợ tài
chính khổng lồ mà Pakistan nhận được từ Washington.
Nếu Pakistan có kiểm soát hoàn toàn Kashmir, nước này sẽ tăng cường
các lựa chọn chính sách đối ngoại của Islamabad và phủ nhận các cơ hội của
Ấn Độ. Nó hẳn cũng giúp ích cho an ninh đường thủy của Pakistan. Sông
Ấn bắt nguồn từ Himalaya Tây Tạng nhưng đi qua phần đất Kashmir thuộc
quyền kiểm soát của Ấn Độ trước khi chảy vào Pakistan, sau đó chạy theo
chiều dài của đất nước và đổ vào biển Ả-rập tại thành phố cảng Karachi.
Sông Ấn và các phụ lưu của nó cung cấp nước cho hai phần ba đất
nước: không có nó, ngành công nghiệp bông và nhiều ngành trụ cột khác
của nền kinh tế đang chật vật của Pakistan sẽ sụp đổ. Theo một hiệp ước vẫn
được tôn trọng qua tất cả các cuộc chiến tranh của họ, Ấn Độ và Pakistan
đồng ý chia sẻ các nguồn nước; nhưng cả hai khối dân cư đang phát triển với
tốc độ đáng báo động, và hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể làm giảm lưu
lượng nước. Việc sáp nhập toàn bộ Kashmir sẽ giúp đảm bảo nguồn cung
cấp nước cho Pakistan. Với những khoản đặt cược này, sẽ chẳng bên nào
chịu buông tay; và cho đến khi họ đạt được thỏa thuận về Kashmir, chìa
khóa để cởi bỏ sự thù địch giữa hai nước sẽ chưa thể tìm thấy. Kashmir
dường như vẫn sẽ là nơi diễn ra các cuộc chiến ủy nhiệm lè tè giữa các chiến
binh được Pakistan huấn luyện và quân đội Ấn Độ - một cuộc xung đột dễ
lan ra thành một cuộc chiến toàn diện với nguy cơ cố hữu về việc sử dụng
vũ khí hạt nhân. Cả hai quốc gia cũng sẽ tiếp tục giao tranh trong một cuộc
chiến ủy nhiệm (proxy war) khác – tại Afghanistan – nhất là khi hầu hết các
lực lượng NATO đã rời đi.
Pakistan thiếu “chiều sâu chiến lược” nội địa với Ấn Độ - một nơi nào
đó để rút về trong trường hợp bị thất thủ ở phía ĐÔng. Biên giới Pakistan/
Ấn Độ bao gồm dải đất đầm lầy ở phía nam, sa mạc Thar và vùng núi non
phía bắc; tất cả đều là địa hình cực kì khó khăn cho một đội quân vượt qua.
Điều đó có thể thực hiện được và cả hai bên đều có các kế hoạch quân sự để